Vào ngày 30 tháng 4 năm 2025, Thượng viện Hoa Kỳ đă chính thức tiếp nhận một dự luật mang tên "Sanctioning Russia Act of 2025", đề xuất áp mức thuế nhập khẩu lên đến 500% đối với các quốc gia tiếp tục mua năng lượng từ Nga, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt và uranium.
Dự luật được soạn thảo và đệ tŕnh bởi Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal (Đảng Dân chủ) cùng với Thượng nghị sĩ Lindsey Graham (Đảng Cộng ḥa), phản ánh sự đồng thuận mạnh mẽ và hiếm có giữa lưỡng đảng Hoa Kỳ trong việc siết chặt trừng phạt đối với chính quyền Moscow. Ngay khi tŕnh lên, dự luật đă thu hút được sự ủng hộ của 81 thượng nghị sĩ một con số vượt quá ngưỡng 67 phiếu cần thiết để có thể vô hiệu hóa quyền phủ quyết từ Tổng thống, nếu xảy ra.
Bản chất của đạo luật là tạo áp lực không chỉ trực tiếp lên nền kinh tế Nga, mà c̣n gián tiếp lên các quốc gia vẫn đang tài trợ cho chiến tranh thông qua việc mua năng lượng Nga, trong đó nổi bật là Trung Quốc và Ấn Độ.
Hai quốc gia này hiện đang tiêu thụ tới 70% sản lượng dầu xuất khẩu của Nga, giúp Nga duy tŕ nguồn thu để tiếp tục cuộc chiến tại Ukraine. Với mức thuế khổng lồ 500% nếu được áp dụng, Hoa Kỳ sẽ buộc các nước nhập khẩu năng lượng từ Nga phải đưa ra một lựa chọn chiến lược: tiếp tục làm ăn với Moscow và đối mặt với hàng rào thuế quan nặng nề từ Washington, hoặc dừng lại để tránh bị cuốn vào hệ thống trừng phạt mới này.
Điều khoản dự luật cũng cho phép Tổng thống Hoa Kỳ được quyền cấp miễn trừ trong thời hạn 180 ngày đối với một số quốc gia hoặc mặt hàng nhất định nếu điều đó được cho là cần thiết để bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Đây là một điểm linh hoạt, nhằm tránh gây sốc đột ngột lên chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt đối với những đồng minh thân cận của Mỹ vẫn c̣n phụ thuộc một phần vào nguồn năng lượng từ Nga.
Việc áp thuế 500% nếu trở thành hiện thực sẽ là bước đi cứng rắn chưa từng có trong lịch sử quan hệ thương mại quốc tế hiện đại. Nó không chỉ đánh thẳng vào nguồn sống của nền kinh tế chiến tranh Nga, mà c̣n có khả năng tái định h́nh các liên minh năng lượng toàn cầu, buộc các nước phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích kinh tế ngắn hạn và rủi ro địa chính trị dài hạn.
Trong bối cảnh cuộc chiến Ukraine vẫn đang kéo dài, và các nỗ lực ngoại giao chưa đạt được kết quả nào rơ rệt, dự luật này được nhiều nhà quan sát xem là một thông điệp quyết liệt từ Thượng viện Hoa Kỳ: nếu Nga không ngừng xâm lược, th́ bất kỳ ai tiếp tay về mặt tài chính cho cuộc chiến đó kể cả gián tiếp đều sẽ phải trả giá.
__________________
|