BẤT CÔNG TỪ TRUNG ƯƠNG
Sau khi đại biểu Quốc hội (QH) bấm nút thông qua cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân thì ngày hôm sau (18/5) TBT quán triệt cụ thể thêm nghị quyết 68 ở một hội nghị. Ông phê bình các tỉnh giàu tiềm năng lại kém sản xuất kinh doanh (SXKD) tại chỗ, cứ ỷ dựa vào phân bổ ngân sách và dự án rót vốn từ trung ương.
Ông nói một quận ở Hà Nội, TP.HCM diện tích nhỏ nhưng thu nhập cao gấp 2 đến 3 lần một tỉnh. Dân các tỉnh này chỉ biết gửi tiền ngân hàng lấy lãi, không mở doanh nghiệp SXKD. Tỉnh thu thuế kém, lại về trung ương trình xin bổ sung. TBT công bố từ nay về sau 'không thể phụ thuộc vào như thế nữa', tỉnh chủ động tự lo.
Điều này càng xác tín 3 tỉnh thành trọng điểm Đông Nam Bộ hơn chục năm trước đóng 2/3 ngân sách/năm, trung ương gom lại, cứu các tỉnh này. Nói rõ là 'đào Nam đắp Bắc' sau 1975 cứ kéo dài. Các tỉnh thành 'há mồm chờ sung rụng' tuy TBT không nêu tên nhưng hầu hết từng là căn cứ cách mạng, được xem xét ưu tiên.
Còn dân khu vực do thực dân đế quốc hình thành nên các trung tâm biết sản xuất làm ăn và trao đổi thị trường trước khi có cách mạng vô sản là 'dân chúng', nay phải làm ra nuôi 'dân ta'. Chỉ thiếu mỗi rạch mặt trước ông chủ đảng, còn ăn vạ lịch sử, ăn mày dĩ vãng, ăn dựa có công... thì 'dân ta' chắc chắn kỹ năng và kiên trì.
Có quan so đo không có dự án tượng đài là thiệt thòi cho tỉnh. Huyện xã và các gia đình khá lên rồi vẫn không muốn ra khỏi danh sách địa phương và hộ nghèo, để nhận trợ cấp dài dài. Có tiền bó giữ, thu được bó thêm. Dân thiên đường xã nghĩa theo đảng gần thế kỷ đóng góp rồi thụ hưởng, khỏi bỏ tiền ra đầu tư SXKD.
Quan đầu gồm bí thư và chủ tịch các tỉnh này chỉ có trung ương cơ cấu đặt để, sắp đến vẫn vậy. Nay TBT đổ tại quan tỉnh không biết phát động toàn dân làm giàu. Khi các quan này lò dò đến cửa Ba Đình sao không đuổi ngay về, đến nữa tuyên bố cách chức, mà vẫn dốc hầu bao ngân sách bố thí cho thành thói quen?
Chỉ có thể nói: cả hệ thống quyền lực vá víu, mục nát đầy bất cập và bất công về cơ chế chính sách.
V.D
__________________
|