R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Join Date: Jan 2005
Posts: 35,105
Thanks: 29,906
Thanked 20,376 Times in 9,336 Posts
Mentioned: 163 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 810 Post(s)
Rep Power: 85
|
COMAC ARJ21, MÁY BAY VỎ TRUNG QUỐC, RUỘT MỸ, MỐI NGUY CƠ TIỀM ẨN VỀ AN TOÀN BAY KHI PHỤ TÙNG BỊ PHONG TỎA
VietJet Air và cuộc đánh cược sinh tử với loại máy bay không được quốc tế công nhận
Máy bay ARJ21-700 là ḍng phi cơ thương mại cỡ nhỏ do Tập đoàn Máy bay Thương mại Trung Quốc (COMAC – Commercial Aircraft Corporation of China, Ltd.) sản xuất và lắp ráp tại thành phố Thượng Hải, trung tâm tài chính và công nghiệp công nghệ cao của Trung Quốc. Dự án ARJ21 được tài trợ trực tiếp bởi nhà nước Trung Quốc, dưới sự chỉ đạo của Ủy ban Giám sát và Quản lư Tài sản Nhà nước (SASAC). COMAC là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, hoạt động như một công cụ chiến lược nhằm giảm sự phụ thuộc vào máy bay phương Tây trong dài hạn.
Tổng giám đốc hiện tại (CEO) của COMAC là Triệu Ngọc Nhiễm (Zhao Yuerang) Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC), và có vai tṛ trung tâm trong việc điều phối các dự án ARJ21 và C919..
Hăng hàng không VietJet Air vừa chính thức đưa vào khai thác loại phi cơ Comac ARJ21-700 – sản phẩm do Trung Quốc sản xuất cho các tuyến bay nội địa như Hà Nội, Sài G̣n và Côn Đảo. Tuy nhiên, sau lớp vỏ sơn đỏ trắng mang biểu tượng của công nghệ nội địa hóa Trung Quốc, chiếc máy bay này thực chất là một sản phẩm lắp ráp từ phụ tùng nhập khẩu, chủ yếu đến từ Mỹ và châu Âu, trong đó có nhiều linh kiện thuộc danh mục bị cấm bán sang Trung Quốc v́ lư do an ninh quốc gia.
Vỏ Trung Quốc, ruột phương Tây.
Dù mang nhăn hiệu “Made in China”, Comac ARJ21 lại phụ thuộc gần như hoàn toàn vào các tập đoàn phương Tây cho những bộ phận cốt lơi như:
Động cơ phản lực GE CF34-10A do General Electric (Hoa Kỳ) sản xuất
Hệ thống điều khiển bay do Honeywell (Hoa Kỳ) cung cấp
Thiết bị điện tử buồng lái của Rockwell Collins (Hoa Kỳ)
Hệ thống phanh và càng đáp của Liebherr Aerospace (Đức–Pháp)
Hệ thống điều ḥa của Hamilton Sundstrand (Hoa Kỳ)
Những bộ phận này không chỉ giữ vai tṛ vận hành mà c̣n liên quan đến toàn bộ hệ thống an toàn, từ kiểm soát chuyến bay đến phản ứng khẩn cấp khi có sự cố.
Từ năm 2019, chính quyền Mỹ bắt đầu áp dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu với các sản phẩm công nghệ cao có thể được sử dụng trong ngành hàng không và quốc pḥng Trung Quốc. Trong bối cảnh căng thẳng leo thang, nhiều phụ tùng hàng không và phần mềm điều khiển liên quan đến an ninh đă bị liệt vào danh sách hạn chế xuất khẩu, đồng nghĩa với việc Trung Quốc không thể mua thêm phụ tùng thay thế nếu các thiết bị này hư hỏng, hao ṃn hoặc cần bảo tŕ.
Không chỉ Mỹ, một số quốc gia châu Âu cũng có chính sách tương tự, đặc biệt với các linh kiện thuộc danh mục nhạy cảm.
Hệ quả của sự phong tỏa công nghệ này là ARJ21 có nguy cơ trở thành “xác bay” nếu không c̣n linh kiện thay thế. Việc không có nguồn phụ tùng chính hăng để bảo tŕ định kỳ hoặc sửa chữa sự cố đồng nghĩa với nguy cơ suy giảm độ an toàn, bất ngờ ngưng hoạt động giữa chừng hoặc tệ hơn là gây tai nạn thảm khốc.
Một phi cơ thương mại hiện đại không phải là món hàng mua một lần là dùng măi mà nó cần được kiểm tra, bảo tŕ định kỳ, thay thế chi tiết ṃn hằng tháng. Khi các bộ phận quan trọng như cảm biến, hệ thống áp lực, phần mềm điều khiển bị hỏng mà không thể thay thế bằng hàng chính hăng, toàn bộ hệ thống vận hành sẽ rơi vào t́nh trạng không đáng tin cậy.
Thêm vào đó, ARJ21 chưa được cấp chứng chỉ an toàn bay từ các tổ chức hàng không quốc tế uy tín như FAA (Hoa Kỳ) và EASA (châu Âu). Loại máy bay này chỉ được cho phép hoạt động trong không phận Trung Quốc và một số nước đang phát triển có tiêu chuẩn an toàn thấp hơn.
Việc VietJet Air, một hăng bay thương mại quyết định khai thác loại máy bay chưa được thẩm định đầy đủ về mặt kỹ thuật, lại không bảo đảm nguồn phụ tùng thay thế, là một hành động vượt quá giới hạn an toàn tối thiểu trong ngành hàng không toàn cầu.
Trong thời điểm mà tiêu chuẩn an toàn hàng không đang được quốc tế siết chặt, hành khách ngày càng nhạy cảm với mọi yếu tố kỹ thuật, việc sử dụng máy bay không đủ điều kiện bảo tŕ đúng chuẩn là một canh bạc không chỉ rủi ro về tính mạng con người, mà c̣n về danh tiếng, pháp lư và khả năng phát triển bền vững của hăng bay.
Với câu hỏi “an toàn hay lợi nhuận”, câu trả lời phải luôn là “an toàn trước”. Và khi cánh máy bay mang thương hiệu Comac chở theo phụ tùng phương Tây đang bị chặn đứng bởi chiến lược công nghệ toàn cầu, th́ chuyến bay ấy có thể không bao giờ hạ cánh an toàn như dự tính.
__________________
|