View Single Post
Old 11-28-2024   #64
hoathienly19
R5 Cao Thủ Thượng Thừa
 
Join Date: Sep 2020
Posts: 1,368
Thanks: 2,233
Thanked 1,599 Times in 742 Posts
Mentioned: 4 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 23 Post(s)
Rep Power: 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7hoathienly19 Reputation Uy Tín Level 7
Default




“Nhất tướng công thành vạn cốt khô !”


Để vun bồi “uy tín” (hăo) cho một người hoặc một vài người mà trên dăy Trường Sơn này, núi rừng đă phải nhận hằng vạn bộ xương khô hằng vạn nắm mồ không có nấm, không có bia.

Trong không khí Trường Sơn lúc bấy giờ có vô số sự uế tạp :

- Nào mùi thuốc đạn

- Nào mùi thây ma śnh thối

- Nào hơi lá mục muôn thuở của rừng hoang, cộng vào đó trời mưa nắng bất thường. Cứ mưa xong lại nắng, đang nắng lại đổ cơn mưa, cho nên b́nh thương hàn, kiết lỵ rất phổ biến.

Hay có thể nói là gần 70 phần trăm người mắc những chứng bệnh này. Thế là ngoài sốt rét rừng ra, chúng tôi c̣n có thêm thương hàn và kiết lỵ.

Có người bị một lúc cả hai chứng :

- Thương hàn và kiết ly hoặc kiết lỵ và sốt rét.

Binh tướng nào c̣n tinh thần chiến dấu. Họa chăng có Gia Cát Lượng tái sinh mới điều khiển nổi đám quân ọc ạch như vậy.

Lại thêm cái nạn biệt kích !


Chắc độc giả c̣n nhớ cái vụ biệt kích chớp nhoáng vừa mới xảy ra trên kia xảy ra cho hai vợ chồng ở một trạm nọ. Đó là cái anh biệt kích người Thượng.

C̣n thêm biệt kích Mỹ nữa. Nói là biệt kích Mỹ nhưng là người Việt. Họ hành động bạo dạn vô cùng.

Thú thật rằng chúng tôi không dám xa cái lều con, thơ thẩn ra bờ suối như trước kia tôi và Thu đă từng làm nữa.


Tôi đă từng nghe một câu chuyện biệt kích đột nhập một đơn vi sau đây :







Lúc đó khoảng 3 giờ chiều.


Anh em trong đơn vị đi lănh gạo ở một kho cách xa đơn vị tám tiếng đồng hồ lội bộ. Đi từ sáng tới chiều mới vác gạo về tới nơi. Đó là chuyện thường đối với anh em.

Một số anh em yếu sức đi lê thê ở phía sau. V́ gần tới nơi rồi, không sợ ǵ nữa, cho nên số anh em này cứ đi chậm răi cho khỏe.

Chẳng ngờ các chàng biệt kích Mỹ nắm chắc các qui luật đi lănh gạo của các đơn vị. Họ bèn ṃ theo và bám sát các anh bạn mệt mỏi rơi rớt lại phía sau.

Một toán biệt kích dùng dao găm đâm chết mấy chàng và lập tức vứt xác vào bụi, cởi áo của họ ra mặc vào rồi vác những ruột tượng gạo cứ đi theo đường ṃn dẫn tới đơn vị.

Họ trà trộn vào những toán đang c̣n đi trên đường. Qua câu chuyện của những người kia, những chàng biệt kích hiểu thêm vị trí, bố pḥng và sinh hoạt của đơn vị về buổi chiều. Và cuối cùng họ đă đột nhập được vào địa điểm đóng quân của đơn vị này một cách êm ái.

Họ đi t́m văn pḥng của Ban chỉ huy. Họ đi lại như những người khác nhờ bộ quần áo và nhờ trời tối, trong rừng không có đèn đóm ǵ, cho nên không ai nh́n rơ mặt ai. Và sau cùng họ hành động

Họ dùng tiểu liên mà họ giấu trong người, hạ sát gần sạch ban chỉ huy, họ bắn vào những đám đang tụ tập quanh mâm cơm và trở lại phóng hỏa đốt kho gạo.

Cả đơn vị bị tấn công từ trong ruột và quá bất ngờ nên không trở tay kịp.

Xong họ rút vào rừng và chỉ vài phút sau, ba chiếc trực thăng tới xạ kích ác liệt vào đơn vị này . Cả quan lẫn lính chạy hoảng loạn. Không ai bắn trả được một phát.

Rồi sau một chập dọn băi là một cuộc đổ quân bằng trực thăng…


V́ thế cho nên ở đây lính thường nhắc nhở nhau đề pḥng biệt kích :

- ” Coi chừng biệt kích nó lấy mất nồi cơm ! “






Tôi đă từng trông thấy một bộ quần áo da cọp ở vùng này. Đúng là da cọp. Con người mặc quần áo ấy vào có lẽ cũng mang ít nhiều bản chất của chúa sơn lâm.

Bạo dạn, nhanh nhẹn và dũng mănh. Quả thật, bộ quần áo rằn ri màu da cọp đó làm cho tôi cảm thấy mạng sống ḿnh mong manh thêm nữa, sau những đe dọa chết chóc khác.

Tôi tưởng tượng những toán biệt kích mặc bộ áo quần này đi lẩn trong từng ngày đêm, bước đi mềm như nhung chạy nhanh như gió, và hành động như chớp. Tôi rùng ḿnh.





Một hôm tôi nấu cạn cà mèn cơm, tôi gạt than, đi xuống suối múc nước lên để nấu uống. Khi quay trở lại th́ chiếc cà mèn đă biến mất.

Tôi hoảng hốt gọi Năm Cà Dom và Hoàng Việt để hỏi. Cả hai đều đáp là không rơ. Tôi nói :

– Biệt kích nào mà vô đây tài vậy !

– Mất thiệt sao ? Hay là la hoảng ?

– Rơ ràng mà.

– Th́ tôi cũng có thấy cái cà mèn treo đó.

Năm Cà Dom ngẫm nghĩ một giây rồi gật gù :

– Thế là ông biệt kích Roánh rồi !

– Nó có đi ngang qua đây sao ?

– Không thấy. Nhưng chắc là nó chớ ai. Chung quanh đây hễ ai mất bất cứ món ǵ th́ cứ lôi thằng Roánh ra mà khảo.

Anh em người ta kể lại với tôi rằng có lần đơn vị đi qua một cái buôn, Mạnh Rùa đổi được con gà, về làm thịt luộc vừa chín quay qua quay lại th́ con gà bay mất, chỉ c̣n lại nồi cháo. Mạnh ức quá bèn cho cả đội trinh sát đi lùng.

Kết quả chỉ t́m được mớ xương gà ở một hốc đá. Biết là thằng Roánh nhưng không có bằng chứng, nên không làm ǵ được hắn.

Rồi Năm Cà Dom đi t́m ông Thần Roánh.

Năm gặp Roánh tại lều của hắn ta. Hắn ta đang nằm trên vơng rên hừ hừ. Năm Cà Dom đập đập vơng :

– Roánh ! Roánh !

– Hừ hừ…

– Dậy anh bảo cái này tí !

– Em không có lấy đâu. Em sốt cả ngày nay nằm liệt không cơm cháo chi hết. Các anh mất cái ǵ cũng nghĩ cho em !

– Thế sao cái cà mèn cơm của người ta mới chín lại bay đi đâu ? Cậu không trả lại, tôi sẽ báo cáo lên đồng chí Mạnh !

Roánh vừa rên vừa đáp:

– Anh báo th́ báo chứ em không có lấy thật mà. Anh có thuốc cho em vài viên.

– Cậu trả cà mèn cơm rồi tôi cho thuốc uống.

Vừa nói Năm Cà Dom đưa tay sờ trán cậu bé. Năm giật ḿnh:

– Thằng này sốt kinh quá !

Năm Cà Dom hỏi:

– Cậu không c̣n thuốc uống à ?

– Hết rồi anh ạ!

– Y tá không cho à ?

– Y tá y tướng ǵ đâu ! Một miếng thuốc đỏ nó c̣n không thí cho nữa là thuốc uống. Cả túi thuốc của đại đội bây giờ thành thuốc riêng của hắn. Hắn chỉ đổi chứ không cho.

– Đổi cái ǵ ?

– Có cái ǵ đổi cái ấy. Ví dụ như em có cái quai dép dư th́ lấy quai dép đó mà đổi lấy vài viên kư-nín…





Em sợ em bị thương hàn quá anh. Thương hàn th́ chết.

– Thương hàn ? Tại sao cậu biết ?

– Em nghi nghi như thế.

– Đừng có dại mồm !

– Em biết thằng chả có cả Biomycine, thuốc trị thương hàn hay lắm. Thằng chả có hai lọ bốn mươi viên. Của đơn vị để dành cho anh em mà vừa báo cáo là mất rồi.

Anh biết không? Ở vùng này đồng bào Thượng c̣n biết danh thuốc Biomycine đó. Một lọ có thể đổi một con heo to. Năm sáu viên được một con nhỏ, hai viên một con gà. Bệnh nặng chỉ cần hai viên là hết tuốt !

Rồi Roánh nói tiếp :

-Em mà bệnh thiệt th́ thế nào em sẽ lấy cả hai lọ của hắn ta cho coi. Uống vài viên, c̣n bao nhiêu th́ đem đổi heo.

Năm Cà Dom bật cười :

– Cậu th́ lúc nào cũng vậy!

– Anh ghét em anh nói thế. Chứ không phải em muốn ăn cắp làm chi đâu. Em là học sinh lớp mười mà. Em há không biết ăn cắp là tính xấu hay sao ? Nhưng em phải ăn cắp, mặc kệ người ta khinh em.

– Cậu nói vậy nghe sao được ? Năm Cà Dom cười.

Roánh đáp thẳng thắn:

– Tại anh không biết, cho nên anh mới nói thế. Chứ khi anh biết rồi th́ sẽ không nói thế.

Anh nên nhớ rằng em không bao giờ đụng tới các bạn đồng đội của em mà luôn luôn em phá ban chỉ huy . Ban chỉ huy toàn ăn sướng.

Thí dụ đi tới gần một cái buôn có thể đổi đồ ăn được th́ họ ra lệnh cấm binh sĩ không được rời đơn vị v́ “t́nh h́nh nghiêm trọng” .

Như vậy là đúng y như rằng họ sẽ lén đi vô đó đổi gà. Em thú thực với anh là có lần họ đi đổi được một con gà về định chè chén với nhau, nhưng luộc con gà vừa chín th́ nó bay đi mất !

Roánh nói một cách say mê . Có lẽ câu chuyện làm giảm phần nào cơn sốt của nó. Roánh nói tiếp.:

– Mất miếng mồi quá ngon, nhưng các vị ấy lại không dám kêu lên v́ nếu kêu là binh sĩ sẽ hay, sẽ hỏi :

- “ Ban chỉ huy mất cái ǵ ?”


Nếu họ nói thật mất cái ǵ, th́ binh sĩ sẽ hỏi tiếp :

- “ Cái đó ở đâu mà Ban chỉ huy có ?”
Thế th́ làm sao mà trả lời cho trôi ? Cho nên các vị ấy hầm hầm cho trinh sát đi lùng.

Hai thằng trinh sát cũng vâng lệnh đi lùng, nhưng gặp em, em ngoắc vào ba đứa cùng xơi phéng con gà luộc vứt xương trong hốc đá rồi hai cậu ta trở về báo cáo là không thấy dấu vết ǵ cả.

Trời đất ! Mất cả một con gà luộc ở giữa Trường Sơn này anh thử tưởng tượng xem vấn đề to tát biết bao ?

Roánh ngưng một chốc, ho hen rồi lại tiếp.

– Cái thằng thứ hai mà em luôn luôn phá phách là thằng quản lư.
Cái thằng quản lư này luôn luôn ăn xén cơm của anh em. Nó vo tṛn từng viên một để phát cho anh em, một cách công khai, ai cũng tưởng rằng nó vô tư nhưng sự thực ra nó ăn cắp rất tinh vi .

Năm Cà Dom bị câu chuyện của Roánh cuốn hút vào. Roánh kể tiếp :

– Anh biết không trong đơn vị này ngày nào mà không có những đứa ốm không ăn được cơm, đă xin lănh gạo để nấu cháo, hoặc những đứa không ăn được cả cơm lẫn cháo.

Đó là chưa kể những đứa đi bệnh xá hoặc những đứa đă chết mẹ nó đi từ ba mươi lăm kiếp rồi, thế nhưng tất cả những thằng không ăn đó lại cứ được quản lư chiếu cố đến chia khẩu phần cho đều đều.

Anh thấy không ? Nó tinh vi quá chớ hả ?

Roánh kể tiếp liên miên:

– Thằng quản lư nào mà không ăn trên đầu cha lính.
t Trong lúc mỗi đứa chúng em mỗi tháng chỉ được một nắm cơm to bằng quả trứng th́ hắn lại có cả chục nắm.

Đó là em chỉ kể về cái vụ cơm thôi, nó cũng đủ mập rồi.

Năm Cà Dom ngẩn người ra . Roánh kể tiếp :

– Ở trong ba lô của hắn bây giờ có ít ra là một kí lô bột ngọt.
Anh không tin để rồi hôm nào em khỏi sốt, em sẽ đánh cắp luôn cái ba lô của nó cho anh xem !

Nhất định em sẽ không tha thằng quản lư mà !





Năm Cà Dom đi t́m cái cà mèn cơm nhưng rốt cuộc không t́m được nó mà lại phát hiện ra một vấn đề quan trọng về tâm lư con người trên Trường Sơn này.

Cho nên Năm Cà Dom về kể lại cho tôi nghe câu chuyện gặp Roánh rất tỉ mỉ. Năm Cà Dom kết luận:

– Toàn những nhân vật có nét cả phải không cậu ? Viết vấn đề này lên th́ hay lắm.


– Làm sao viết được ? Tôi cười.

– Cậu không thể viết nổi những nhân vật đă quá rơ nét như thế à !

– Không phải là không viết được, nhưng những sự thực như thế không được đưa lên sách báo, mà phải mô tả họ như những “anh hùng tuyệt vời ! ” Cậu hiểu ư tôi nói chưa ?

Năm Cà Dom gật gù, nói:

– Hèn chi các chả chủ trương cái ǵ cũng ” khơi” ! Cứ nghe đài phát thanh Hà Nội và đọc báo Nhân Dân mà không khơi làm sao được ?

Ví dụ như con đường ḿnh đang đi, cứ ở Hà Nội nghe đài và đọc báo th́ cho nó là đệ nhất thơ mộng !






Một hôm vào buổi chiều,
tôi và Hoàng Việt đang ngồi bàn chuyện thế giới năm châu, bỗng Năm Cà Dom đi đâu về, mặt mày tái xanh tái mét, vừa nói vừa thở không ra hơi:

– Bắt được biệt kích mày ạ !

– Ở đâu ?

– Ở trên chỗ Mạnh Rùa.

– Cậu có trông thấy không ?

– Nghe tin nó bảo nhau thế.

– Biệt kích người Kinh hay người Thượng ?

– Đâu có rơ . Ai xem làm ǵ !

Hoàng Việt nói:

– Sao cậu không thẩm vấn nó xem nó có lấy cái cà mèn cơm của ông nhà văn không ?

Rồi chúng tôi quay sang chuyện khác, rồi mạnh ai về vơng nấy nằm.

Chập sau, có hai anh chàng đi ngang qua lều tôi. Họ bàn về cái tên biệt kích kia.

Một anh có vẻ ṭ ṃ:

– Gớm, sao lại nó khai nó trước đây cũng ở một đơn vị đi vào Nam nhỉ !

– Nó bảo là nó bị sốt rét, đơn vị nó bỏ nó lại và sau khi khỏi bệnh nó không t́m về đơn vị mà cứ sống lang thang trong rừng để t́m đường về Hà Nội.

– Trông h́nh thù nó gớm chết !

Bỗng tôi thấy có điều ǵ xảy đến cho Thu. Tôi gọi giật hai anh kia lại, và hỏi thêm vài câu.

Xong tôi chạy bay tới chỗ tên biệt kích đang bị giam giữ.

Tôi phải nh́n kỹ mới nhận ra đó là thằng Hồng.
V́ không có ánh lửa, và cái mớ tóc bù xù của nó rũ xuống che kín cả gương mặt của nó đang sưng lên v́ bị đ̣n. Tôi gọi:

– Hồng ! Hồng!

Thằng bé ngước nh́n tôi, chưa nhận ra tôi, nhưng tôi vẫn hỏi ciếp :

– Sao em ra thế này ?

Hồng trả lời gọn khô:

– Em đi t́m chị em. Mà họ bảo em là biệt kích. Họ đánh em. Họ trói em !

Nếu là một thằng bé thường th́ đă khóc, nhưng nó không khóc. Trường Sơn đă rèn luyện nó trước một ngược cảnh phải t́m cách giải quyết có lợi cho bản thân ḿnh. Ít ra nó đă học được bài học đó sau khi bị đồng đội bỏ rơi.

Tôi đến ban chỉ huy t́m Mạnh Rùa và nói ngay:

– Thằng bé kia không phải là biệt kích đâu đồng chí ạ.

– Không phải biệt kích chứ là ǵ ?

– Nó thuộc một đơn vị vơ trang đi vào Nam.

– Nhưng bây giờ nó đă là biệt kích.

– Nó sống một ḿnh mà, biệt kích ǵ ?

– Thế th́ nó là phỉ. Thiếu ǵ tên phỉ nguồn gốc là lính vơ trang.

– Nhưng nó là em tôi.

Mạnh Rùa vẫn có lư để bắt bẻ tôi. Anh ta hỏi:

– Hắn nói tiếng Bắc rơ ràng, c̣n anh là dân Nam Kỳ mà !

Tôi bắt buộc phải nói rơ hơn.

– Nó là em trai của cô bạn ḿnh đấy.

– Thế hả ? Sao nó không giống cô ấy chút nào hết vậy ?

– Bây giờ nó đă trở thành con ngợm rồi c̣n giống ai nữa !

Sau một hồi phân trần giải thích và năn nỉ, tôi được nhận thằng bé để dắt nó về cho chị nó.

Mạnh Rùa c̣n nói với nó :

– Sau đây là phải t́m về đơn vị hả ? Đi lang thang thế này ai nhận mày ? Nếu không gặp người quen th́ tao bắn và vứt xác mày trong rừng rồi!

Tôi đưa nó đến lều Thu và nói tỉnh khô với cô nàng lúc đó đang nằm đắp chăn trên vơng :

– Thằng Hồng đây Thu.

Trong bóng tối Thu ngước lên nh́n. Hồng không nói ǵ. Tôi có cảm giác là nó đang cắn môi để khỏi bật khóc. Tôi bảo nó :

– Hồng, chị em đó.

Nó cũng đứng trơ trơ, không nói không rằng cũng không làm một cử chỉ ǵ tỏ ra rằng nó vui mừng trong một cuộc gặp lại chị nó bất ngờ như thế này.

Trong lúc đó th́ Thu cứ sờ soạng măi không t́m thấy chiếc đèn pin trong ba lô.

Tôi không thể đứng im. Tôi nói :

– Hôm nọ thiếu tá Kim có đến gặp anh và chị em. Ông ta chờ em măi. Anh với chị em cũng chờ em. Chị em cứ đinh ninh rằng em lọt vào trận B52 hôm đó.

Thằng bé đang câm lặng, bỗng lên tiếng :

– Em bị trận B52 đó thật.

– Thế à ?

– Vâng ! Bác sĩ Cường chết. Thiếu tá Kim chết hụt. Em bị đất vùi may mà ngoi lên được.


https://www.youtube.com/watch?v=961aUa4sIic



Thu bỗng lao tới với hai bàn tay như vệt ánh sáng ôm lấy cổ thằng bé lôi nó lại ḿnh và gh́ nó vào ḷng. Có lẽ giọng nói của cậu bé cùng những sự việc nó vừa kể xác nhận với Thu rằng đó là em trai của Thu :

- Thằng Hồng khốn nạn !

Cái đèn pin của Thu đă hết điện rồi. Tôi cứ vỗ vỗ vào nó, mong kích động được nó để nó mang thêm ḍng sinh lực cuối cùng ra phục vụ cho cuộc gặp gỡ ly kỳ này, nhưng nó vẫn cứ như ánh sáng của con đóm đóm với ṿng ánh sáng nhợt nhạt in trên mặt đất. Tôi treo dốc ngược nó trên nóc tăng và quờ quạng đi nhóm bếp.

Cái bếp nấu cơm chiều của Thu vừa dập, hăy c̣n than dưới tro. Cho nên chỉ trong giây phút là tôi đă thành công trong việc khơi ngọn lửa hồng.

Thu quệt nước mắt, và nh́n Hồng rơ nét hơn, điềm tĩnh hơn :

– Sao em thế này ?

– Người ta đánh.

– Sao người ta lại đánh em ? Bỏ rơi em chưa đủ sao bây giờ c̣n đánh ?


– Người ta bảo em là biệt kích.

– Nguy hiểm quá em ơi !

– Không có tôi đến kịp th́ nguy to rồi.

– Tôi nói :

- Giữa rừng này mà trông thấy em như vầy ai tin em là người lương thiện ? Họ định giết em đó.

Một tay Thu nắm chặt cánh tay của Hồng, một tay nàng đưa lên vén mái tóc của cậu ta và nh́n thẳng vào mặt, nàng nghiến răng:

– Lần này th́ em đừng có căi chị nữa. Em không được rời chị nửa bước, nghe chưa ?

Câu chuyện dần dần trở lại b́nh thường.

– Sao em không đi với thiếu tá Kim ? Sao ông ta không chờ em để cùng về Hà Nội ?

– Em bị đất vùi. Chắc ông không biết em bị đất vùi. Sau khi B52 dứt dội bom, ông chạy bán sống bán chết c̣n tưởng nhớ tới ai nữa.

Hồng tiếp :

– Em ngoi lên th́ không thấy ai hết . Chỉ c̣n mấy người thương binh nằm rên la om ṣm nghe thảm quá. Em muốn đem họ đi mà không biết làm sao. Ghê quá chị ạ !

Hồng ngồi lặng im. Nh́n vẻ mặt của Hồng, tôi thấy nó hơi lơ láo Trước khi nói, cậu ta phải nghĩ ngợi giây lâu.

– Em có ra chỗ cũ của anh và chị Thu không ? Tôi hỏi.

– Không.

– Em không nhớ rằng em hứa với anh và chị Thu rằng em sẽ trở ra à ?

– Ba hôm sau em mới nhớ. Em ra đó th́ không c̣n ai ở bên bờ suối hết cả.

– Rồi em làm sao ?

– Em cũng không biết làm sao. Em cứ đi lang thang như lâu nay. Măi đến mấy hôm sau em mới lần lượt nhớ lại mọi chuyện.

Em nhớ rằng trong đời em có một người đă nuôi sống em, người đó là bác sĩ Cường.


Tôi hỏi:

– Hồi năy em nói bác sĩ Cường đă chết, tại sao em biết ?

Hồng nói:

– Em đi t́m măi mà không thấy. Những người c̣n sống cũng không trông thấy anh ấy ở đâu .

Hồng ôm đầu khóc hu hu như khóc dối. Tôi nói với Thu:

– Thằng Hồng có cho em cái nanh heo rừng linh lắm. Nếu em đeo trong người th́ em có thể biết trước những việc xảy đến cho em. Lấy mà đeo vào cổ đi.

Thu không đáp. Hồng vẫn khóc. C̣n tôi không biết nói ǵ. Chắc Thu lại nghĩ về Hà Nội. Lâu nay tôi ít nói chuyện với Thu, nên không hiểu nàng suy nghĩ thêm những ǵ.

Quả thật tôi thấy đó là một chuyện hơi kỳ lạ. Nhưng trong t́nh cảm, cả hai đều không thấy lư thú khi nói chuyện hoặc gợi chuyện với nhau nữa. “Đồng sàng dị mộng ” là t́nh trạng giữa tôi và Thu.

Từ sau khi thằng Hồng đi biệt, Thu buồn và thất vọng, cái tia hi vọng mong manh cuối cùng của Thu chỉ có thể thực hiện được với thằng bé phiêu lưu kia :

- “ Về lại Hà Nội. “


Tôi nhận thấy Thu lạnh nhạt đối với tôi, một sự lạnh nhạt cố t́nh làm ra, hay sự lạnh nhạt tự nhiên cũng thế. Nó không gây một sự phản ứng ǵ trong tôi. Vả chăng nàng cũng không thân mật với ai khác khi đối xử với tôi như vậy.

Đôi mắt nàng đăm đăm nh́n rừng núi, tia mắt như muốn xuyên qua sự dày đặc hắc ám của núi rừng gửi hơi ấm tâm linh về Hà Nội xa xăm.

Tôi bị buồn lây, cho nên mỗi bước đi “vô” là mỗi bước tôi gần lại được quê hương thêm một ít, đáng lẽ tôi phải vui mừng và tỏ nỗi vui mừng đó với những người chung quanh, trong đó nàng là người thân thiết nhất, nhưng tôi đành giấu bặt cái t́nh cảm đó đi đối với nàng.

Và tôi cũng không dám nói chuyện đó nhiều với hai ông bạn kia nữa. Tôi biết nàng như con tàu đang lao về trước nhưng trái tim nó quay ngược về sau.

C̣n một lư do nữa khiến chúng tôi không c̣n đầm ấm nồng cháy với nhau như trước nữa, mà có lẽ là lư do chính, là sức khỏe.

Tôi biết tôi yếu hơn trước nhiều. Tôi ngồi đâu th́ muốn ngồi luôn đó và khi đứng dậy phải chống tay lên gối đứng lên bằng hai “th́” và chậm chạp.

Lúc nào cần đi xuống suối th́ phải tính toán thật kỹ, để đi xuống đó giặt giũ, rửa ḿnh, xách nước lên nấu uống v.v… sao cho không phải đi lên đi xuống nhiều lần.

Sức khỏe được tính từng bước đi, từng cử động một.

C̣n Thu th́ gầy trông thấy, từ sau khi nàng có kinh mà phải ngâm minh dưới suối, nàng có vẻ đau đớn liên miên. Tôi không tiện hỏi, nhưng tôi đoán biết như vậy.

Hôm nay, đùng một cái thằng Hồng xuất hiện. Thực như cơn gió nhẹ giữa trưa hè oi bức.

Hai chị em ngồi nói chuyện với nhau không ngớt. Thu cứ sụt sịt măi, thằng Hồng gần như không nói ǵ, chỉ trả lời theo câu hỏi của chị nó. Thu hỏi:

– Sao em biết chị ở đây mà đến ?

– Em đi t́m. Ba hôm sau đầu óc em mới tỉnh ra và em sực nhớ rằng em có hứa vơí chị…

– Hứa ǵ em nhớ không ?

– Nhớ chớ ! Nếu không nhớ th́ sao em đi t́m chị ?

– Em đi như thế này th́ làm sao có thức ăn?

– Có chớ. Em không bị đói bao giờ. Hôm nọ em vô đây, em trông thấy cái cà mèn cơm của ai mới vừa chín tới, em không trông thấy ai cả em xách đi luôn.

– Có ngày họ bắt được họ đánh em chết.

– Bắt sao được, em có phép tàng h́nh mà!

Bỗng Thu nói:

– Bây giờ mà hai chị em ḿnh trở ra Hà Nội, thầy mẹ gặp được th́ thầy mẹ mừng biết bao nhiêu. Em nh ỉ?

Hồng gạt ngang :

– Mừng ǵ. thầy mẹ tưởng em là con vật quái gở.

– Nói nhảm !

– Thật mà. Chị trông thấy em mà chị không gớm ghiếc hay sao ?

Thu hỏi Hồng:

– Bây giờ em về Hà Nội th́ em làm việc ǵ đầu tiên ?

– Việc đầu tiên hỉ ? Em đi ăn kem.

– Rồi kế đó làm ǵ ?

– Đi coi xi nê.

– Tuồng ǵ ?

– Tuồng ǵ cũng được, miễn đừng tuồng Trung Quốc thôi !

Tôi nằm nghe hai chị em tṛ chuyện với nhau mà thương họ vô cùng.


Bây giờ giá tôi có phép tôi sẽ bất chấp tất cả tôi sẽ đưa họ về ngay Hà Nội. Bây giờ đây họ đă cách xa Hà Nội một ngàn cây số. Tôi nằm tôi tính nhẩm thay cho họ.

Từ Hà Nội vô Vĩnh Linh ở tại đầu cầu Vĩnh Linh là bảy trăm hai mươi tám cây số, từ Vĩnh Linh vô đây đi bộ mất hai tháng trời khoảng đường rừng núi đó nếu căng thẳng ra đâu có dưới ba trăm cây số.

Con đường đó không phải là xa lắm đối với những người có sức khỏe b́nh thường, nhưng bây giờ đây, hai chị em nàng làm sao đi nổi ?

Đó là chưa tính những trở ngại khác c̣n quan trọng hơn cả sức khỏe của hai người.

Ư định trở về Hà Nội gần như bị dập tắt sau khi Hồng hẹn đến mà không đến.

Bây giờ với sự có mặt của Hồng, tôi chắc chắn Thu sẽ lại t́m cách để thực hiện ư định đó.

Đường kẹt, không đi được, treo vơng nằm, cứ nghĩ vơ nghĩ vẩn. Và nhớ lại những quăng đường qua.





****
hoathienly19_is_offline   Reply With Quote
 
Page generated in 0.04891 seconds with 9 queries