![]() |
Người Hà Nội đă quen "ăn mắng ăn chửi"?
1 Attachment(s)
Văn hóa từng vùng miền khác nhau nhiều lắm. Có những nơi ăn mắng ăn chửi họ vẫn nhảy vào ăn. Nhưng đó lại là nơi tự hào là thanh lịch. Cùng vietbf.com khám phá thêm.
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài. Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An”. Câu thơ đó như một lời nhắc nhở về lời ăn, tiếng nói của người Hà Nội. Nhưng thời gian gần đây, trong dư luận cũng như mạng xă hội, rất nhiều lời phàn nàn đă được đưa ra khi bàn về "bún mắng, cháo chửi" hay những lời tục tĩu của học sinh Hà thành. Có lẽ v́ những lư do như vậy mà UBND thành phố Hà Nội đă có công văn chỉ đạo các sở, ngành liên quan nghiên cứu, xử lư t́nh trạng trên. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây không phải là việc có thể giải quyết được ngày một, ngày hai và sẽ không thể dùng các quyết định hành chính để "khôi phục" văn hóa thanh lịch của người Tràng An. Chỉ cần bước chân vào quán internet công cộng, sẽ không khỏi giật ḿnh khi các game thủ tai đeo headphone và không ngớt những lời văng tục, chửi bậy. Thua game cũng chửi, mà khi thắng cũng chửi, nghĩa là câu chửi đă thành thói quen, không cần bất cứ lư do ǵ. Những câu văng tục, chửi bậy không chỉ phổ biến trong những quán game mà ngay cả cổng trường học, quán nước, trên bàn ăn…. Trong gia đ́nh hay trên giảng đường, những lời nói tục tĩu được phát ra một cách tự nhiên mà không hề ngượng ngùng. Chỉ cần vào mạng xă hội facebook, gơ cụm từ “hội những người nói tục, chửi bậy”, lập tức sẽ có hàng chục kết quả được hiển thị, với nhiều lượt người thích và truy cập. Người trẻ nói năng thiếu văn hóa một cách vô tư, ở bất cứ nơi đâu và đáng lo ngại hơn, đó c̣n là cách mà không ít bạn trẻ sử dụng để “chứng tỏ” bản thân. Đây là hành vi đáng báo động trong môi trường học đường. Khi được hỏi, đa số học sinh, sinh viên cho rằng, nói bậy là v́ nghe nhiều nên quen miệng. Thậm chí, một số người c̣n cho rằng, không nói bậy th́ khó diễn đạt được hết ư và cảm xúc của ḿnh. Hăy nghe một bạn trẻ phân trần: “Em thấy các bạn chửi tục, nói bậy rất phổ biến. Lúc ở nhà rất ít nói bậy, em thấy đi học môi trường mới th́ các bạn dùng từ rất thỏa mái. Nghe các bạn nói nhiều quá ḿnh cũng thấy b́nh thường và thỉnh thoảng cũng dùng nữa. Nhiều khi ḿnh bị ảnh hưởng, ăn sâu vào trong bản thân ḿnh, mặc dù ḿnh không muốn nói, nhưng tự nhiên lại buột miệng ra câu như vậy, nhiều khi nghĩ lại không biết tại sao ḿnh lại nói thế nhưng lại buột miệng nói ra mất rồi”. Bún mắng cháo chửi - trở thành 1 thương hiệu của Hà Nội? "Người Hà Nội thanh lịch"- cụm từ ấy giờ đây ngại được nhắc đến khi những hiện tượng nói tục, chửi bậy đă trở nên phổ biến, thậm chí trở thành thương hiệu. Chỉ cần lướt qua một vài món “khoái khẩu” cũng đủ thấy: nào là bún móng “chửi” ở chợ Ngô Sĩ Liên, cháo gà “quát” ở Lư Quốc Sư hay ốc “lắm mồm” ở Hồ Đắc Di… Một số người cho rằng, ở Hà Nội, riêng về ẩm thực, muốn ăn ngon th́ cố mà chịu nhục, nhẫn nhịn nghe chửi hoặc liếc xéo, lườm nguưt. Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng t́nh với quan điểm này, nhất là các du khách từ phương xa đến Hà Nội. Chị Nguyễn Thu Trang, ở thành phố Đà Nẵng cho biết: “Tôi cũng ṭ ṃ và đến ăn ở quán cháo chửi mọi người hay nói xem sao. Tôi thấy cháo ở đó rất là ngon nhưng nếu mà để quay lại đó 1 lần nữa th́ chắc là tôi không dám . Tôi nghĩ là giá như mà ở Hà Nội đă có những quán ăn ngon như vậy mà nếu như người bán hàng coi khách hàng của ḿnh là thượng đế th́ Hà Nội sẽ đẹp hơn rất nhiều trong mắt du khách”. Lo ngại trước t́nh trạng văn hóa ứng xử của người Hà Nội, mới đây, thành phố Hà Nội đă giao Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xă kiểm tra, xem xét, có biện pháp xử lư cụ thể, nhằm hạn chế cao nhất những hành vi thiếu văn hóa trong nhà trường và ngoài xă hội. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Nội cũng đang soạn thảo bộ quy tắc ứng xử với mong muốn sẽ giúp người dân nâng cao ư thức, văn hoá ứng xử nơi công cộng. Bộ quy tắc ứng xử được áp dụng cho 6 nhóm đối tượng khác nhau trên địa bàn như cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp, khu dân cư, nơi công cộng. Ông Nguyễn Khắc Lợi, Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hà Nội cho biết: “Ở khu vực nào th́ ḿnh phải tập trung vào khu vực đó. Bây giờ ḿnh tập trung vào khu vực nào cần thiết hơn, ví dụ là khu vực công cộng. C̣n như y tế giáo dục th́ ít ra cũng đă có quy chế ở trong các ngành. Vấn đề đặt ra là làm sao ứng xử cho có văn hóa. Vấn đề này không thể một ngành hay một bộ phận nào giải quyết được mà phải tổng thể”. Tuy nhiên, liệu "Bộ quy tắc ứng xử" trên có đi vào cuộc sống hay không là điều mà nhiều người dân tỏ ra nghi ngại. Một số nhà nghiên cứu đă chỉ ra rằng, văn hóa ứng xử của người Hà Nội xuống cấp có nguyên nhân từ sự đảo lộn của hệ thống giá trị, dẫn đến t́nh trạng hỗn loạn về giao tiếp trong môi trường công cộng. Nhiều người lớn tuổi cũng không gương mẫu trong cách ăn nói, ứng xử. Người ta thấy ḿnh được tự do ăn nói hơn mà không bị ràng buộc bởi những nền nếp truyền thống, không thấy bị lạc lơng hay đáng xấu hổ nữa. V́ vậy, để giảm thiểu hiện tượng nói tục, chửi bậy, gia đ́nh, nhà trường cần có cách giáo dục phù hợp và cần ư thức tự thân của mỗi người dân. Giáo sư Hoàng Chương, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc Việt Nam cho rằng: “Vấn đề giáo dục con người, vấn đề đạo đức là quan trọng bậc nhất. Khi con người lớn lên, sống có văn hóa, có đạo đức, tức là con người sẽ làm nên sự nghiệp, sẽ được xă hội tôn trọng. Người ta quên cái đó đi mà chỉ nghĩ làm sao cho đứa bé lớn lên có bằng cấp và kiếm được càng nhiều tiền càng tốt. Họ quên mảng văn hóa ứng xử là điều rất nguy hiểm. Ứng xử ngày xưa có văn hóa th́ phải trở lại từ gốc, tức là đưa giáo dục văn hóa ứng xử từ đầu từ trong gia đ́nh đến nhà trường”. Trên thực tế, trước khi có biện pháp từ phía các cơ quan chức năng, nhiều hoạt động nhằm "khai tử" văn hóa ứng xử thiếu văn minh cũng đă được thực hiện. Chẳng hạn như website "địa chỉ Hà Nội" cung cấp thông tin về hàng quán, đồ ăn "ngon, bổ, rẻ", trong đó nhấn mạnh tiêu chí lịch sự trong ứng xử của chủ quán và những người phục vụ. Nhiều trang mạng xă hội cũng kêu gọi cộng đồng nói "không" hoặc quay lưng với những hàng quán dù ngon đến mấy nhưng cư xử thiếu văn hóa... Có thể nói, thay đổi thói quen, sở thích của một người không phải là chuyện làm được trong ngày một ngày hai. Cách làm của các cơ quan chức năng dù chưa hẳn đă nh́n thấy tính khả thi nhưng đó cũng là hồi chuông báo động để cộng đồng cùng nh́n nhận nghiêm túc vấn đề này, không đồng lơa hay cổ vũ cho những hành vi ứng xử thiếu văn hóa ./. |
All times are GMT. The time now is 14:06. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.