![]() |
Những khoáng sản quan trọng của Ukraine và những điều cần biết về thỏa thuận với Mỹ
1 Attachment(s)
Ngày 1/5, Mỹ và Ukraine đă kư kết một thỏa thuận quan trọng, do Tổng thống Donald Trump thúc đẩy, nhằm trao cho Washington quyền ưu tiên trong các thương vụ khai thác khoáng sản mới tại Ukraine.Thỏa thuận được kư kết tại Washington bởi Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent và Phó Thủ tướng thứ nhất Ukraine Yulia Svyrydenko, sau nhiều tháng đàm phán căng thẳng và tưởng chừng đổ vỡ vào phút chót.
Theo Bộ Tài chính Mỹ, thỏa thuận này là “tín hiệu rơ ràng cho thấy cam kết của chính quyền Trump đối với một Ukraine tự do, có chủ quyền và thịnh vượng”. Trong khi đó, bà Svyrydenko khẳng định thỏa thuận cho phép Mỹ đóng góp vào quỹ tái thiết Ukraine, đồng thời mở đường cho sự hỗ trợ mới, bao gồm cả các hệ thống pḥng không – dù phía Mỹ chưa xác nhận điều này. Bà nhấn mạnh Ukraine vẫn giữ quyền quyết định về việc khai thác tài nguyên, và chủ quyền đối với tài nguyên dưới ḷng đất vẫn thuộc về Kiev. Đáng chú ư, Ukraine không phải gánh bất kỳ khoản nợ nào đối với Mỹ trong khuôn khổ thỏa thuận này – một điểm mấu chốt trong đàm phán giữa hai bên. Tuy nhiên, thỏa thuận không bao gồm các bảo đảm an ninh cụ thể cho Ukraine – một mục tiêu ban đầu của Kiev. Kho báu khoáng sản của Ukraine Ukraine được đánh giá là "mỏ vàng chiến lược" với tiềm năng lớn về các khoáng sản hiếm và thiết yếu cho công nghiệp hiện đại. Theo Viện Địa chất Ukraine, quốc gia này sở hữu trữ lượng của 22 trong số 34 loại khoáng sản được Liên minh châu Âu (EU) liệt kê là thiết yếu, bao gồm kim loại quư, kim loại màu, nguyên liệu xây dựng và một số nguyên tố đất hiếm. Các khoáng sản chiến lược được nhấn mạnh gồm: - Đất hiếm như neodymium, lanthanum, cerium, erbium, yttrium – dùng cho pin xe điện, tua-bin gió, công nghệ laser và quốc pḥng. - Lithium – thành phần cốt lơi trong pin xe điện và thiết bị điện tử, với trữ lượng ước tính 500.000 tấn. - Graphite – chiếm tới 20% tài nguyên toàn cầu, dùng trong pin và ḷ phản ứng hạt nhân. - Titan, mangan, niken, fluorite, gallium, zirconium – có vai tṛ thiết yếu trong sản xuất công nghệ cao, năng lượng sạch và quốc pḥng. EU tài trợ một số nghiên cứu xác nhận Ukraine có tiềm năng lớn về scandium – nguyên tố quan trọng trong ngành hàng không vũ trụ. Tuy nhiên, hiện Ukraine chưa có mỏ đất hiếm nào đi vào khai thác thương mại, theo giới phân tích. Trong khi đó, Trung Quốc đang chiếm lĩnh ngành công nghiệp đất hiếm toàn cầu. Ukraine c̣n kiểm soát những ǵ? Chiến sự đă khiến Ukraine mất quyền kiểm soát nhiều vùng đất giàu tài nguyên. Theo các tổ chức nghiên cứu tại Kiev, đến giữa năm 2024, khoảng 40% tài nguyên kim loại của Ukraine đă rơi vào tay Nga. Trong đó, hầu hết các mỏ than – trụ cột của ngành luyện kim Ukraine – tập trung ở miền Đông và hiện nằm trong vùng chiếm đóng. Nga đă kiểm soát ít nhất hai mỏ lithium lớn, tại Donetsk và Zaporizhzhia. Ukraine vẫn giữ quyền kiểm soát một số mỏ tại tỉnh Kirovohrad ở miền Trung. Dù vậy, Kiev vẫn có lợi thế tại các khu vực trung và tây đất nước – nơi có trữ lượng graphite và một số khoáng sản khác, chưa bị ảnh hưởng bởi chiến sự. Mỹ muốn ǵ từ thỏa thuận này? Theo các chuyên gia, Mỹ đang t́m cách đa dạng hóa nguồn cung khoáng sản quan trọng, nhằm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang. Thỏa thuận với Ukraine là bước đi chiến lược trong nỗ lực này. Ngoài ra, thỏa thuận c̣n mang tính biểu tượng chính trị, khi Tổng thống Trump muốn thúc đẩy một giải pháp ḥa b́nh cho cuộc chiến, đồng thời củng cố vai tṛ của Mỹ trong tiến tŕnh tái thiết Ukraine hậu xung đột. Thỏa thuận cũng mở ra cơ hội lớn cho ngành khai khoáng Ukraine. Theo Phó Bộ trưởng Kinh tế Oleksiy Sobolev, chính phủ nước này đang làm việc với các đối tác phương Tây như Mỹ, Anh, Pháp và Ư để triển khai hàng loạt dự án liên quan đến khai thác khoáng sản chiến lược, với tổng tiềm năng đầu tư ước tính từ 12 đến 15 tỷ USD đến năm 2033. Cơ quan Địa chất Nhà nước cho biết chính phủ đang chuẩn bị khoảng 100 địa điểm để cấp phép khai thác – dù chưa có thêm thông tin chi tiết. Thách thức và kỳ vọng Dù sở hữu nhân lực chất lượng cao, chi phí cạnh tranh và hạ tầng khá phát triển, Ukraine vẫn đối mặt nhiều rào cản: thủ tục hành chính phức tạp, khó tiếp cận dữ liệu địa chất, khó khăn trong cấp quyền sử dụng đất và rủi ro chiến tranh. Các chuyên gia nhận định, việc khai thác các mỏ đất hiếm đ̣i hỏi vốn đầu tư lớn và thời gian dài để hoàn thiện hạ tầng và công nghệ. Tuy nhiên, nếu triển khai thành công, Ukraine có thể trở thành nguồn cung khoáng sản chiến lược thay thế Trung Quốc tại châu Âu – điều cả Mỹ và EU đều mong muốn. |
All times are GMT. The time now is 10:08. |
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by
Advanced User Tagging (Pro) -
vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.