VietBF

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Tin hay Nước Khác (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=262)
-   -   Ukraine và nỗi buồn của quốc gia nhược tiểu (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=2021706)

trungthuc 03-05-2025 04:26

Ukraine và nỗi buồn của quốc gia nhược tiểu
 
1 Attachment(s)
Sau cuộc căi vă nảy lửa tại Pḥng Bầu Dục hôm thứ Sáu, 28 tháng Hai, mối bang giao giữa Mỹ-Ukraine có nguy cơ bị đổ vỡ, không hàn gắn được, và xa hơn là số phận bi thảm của Ukraine trong cuộc chiến chống bọn xâm lược Nga. Nguy cơ đó đă dần dần trở thành hiện thực vào sáng hôm hứ Hai 3/3 khi ông Donald Trump, tổng thống Mỹ, ra lệnh cho tạm ngừng việc chuyển giao toàn bộ nguồn viện trợ quân sự cho Ukraine.
https://www.vietbf.com/forum/attachm...1&d=1741148767
Ông Volodymyr Zelensky (hàng đầu, thứ hai từ phải), tổng thống Ukraine, chụp h́nh cùng các nhà lănh đạo Âu Châu trong cuộc họp ngày 2 tháng Ba ở London, Anh, họp bàn về kế hoạch ủng hộ cho Ukraine. (Ảnh: Justin Tallis–WPA Pool/Getty Images)

Chỉ thị này có hiệu lực ngay lập tức và theo Bloomberg News, điều này có ảnh hưởng đến hơn 1 tỷ USD viện trợ vũ khí và đạn dược, đang trên đường vận chuyển hoặc đă có kế hoạch để chuyển giao.

Sử dụng sự viện trợ quân sự để gây sức ép

Chỉ thị này cũng cho tạm đ́nh chỉ chương tŕnh "Sáng Kiến Hỗ Trợ An Ninh Ukraine", một chương tŕnh nhằm cung cấp ngân sách 3,5 tỷ USD để cho Ukraine mua vũ khí đạn dược trực tiếp từ các công ty ckỹ nghệ quốc pḥng Mỹ. Báo The New York Times trích dẫn lời các giới chức ẩn danh cho biết, lệnh này sẽ có hiệu lực đến chừng nào ông Trump quyết định rằng, Ukraine đă chứng tỏ về thiện chí đàm phán ḥa b́nh với nước Nga của ông Vladimir Putin.

Hành động của ông Trump thật khá quen thuộc. Vào năm 1972, ông Richard Nixon, tổng thống thứ 37, và "quân sư" Henry Kissinger cũng áp dụng thủ đoạn dọa cắt viện trợ để buộc ông Nguyễn Văn Thiệu, tổng thống Việt Nam Cộng Ḥa (VNCH), phải nhượng bộ tại ḥa đàm Paris, bắt đầu là phải chấp nhận tư cách đàm phán của Việt Cộng (Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam, đă chết), ngang hàng với VNCH, sau đó phải chấp nhận bản Hiệp Định Paris được hai ông Kissinger và Lê Đức Thọ thỏa thuận sau lưng chính phủ VNCH.

Tổng Thống Thiệu và đội ngũ cố vấn biết rơ đây là bản án tử h́nh cho chế độ tự do dân chủ miền Nam dù ông Kissinger luôn miệng quảng cáo rằng đó là con đường "ḥa b́nh trong danh dự!" (?)

Vụ tranh căi nảy lửa tại Pḥng Bầu Dục cuối tuần qua rơ ràng là một vở kịch được dàn dựng trước ống kính truyền h́nh thế giới để cho người dân Mỹ thấy rằng ông Volodymyr Zelensky, tổng thống Ukraine, là một kẻ vong ân bội nghĩa và hiếu chiến, không chấp nhận ḥa b́nh. Đó là lư do để biện minh cho quyết định của ông Trump không tiếp tục hỗ trợ Ukraine chiến đấu chống lại bọn xâm lược Nga.

Ai đang muốn ḥa b́nh?
Vấn đề ở đây là ḥa b́nh sẽ như thế nào? Ông Zelensky có nói rơ tại Pḥng Bầu Dục rằng, trong 11 năm qua (kể từ khi Nga xua quân xâm chiếm và sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014), Moscow đă từng 25 lần xé bỏ thỏa thuận v́ vậy thế giới không nên tin vào lời hứa của ông Putin nữa.

Vụ lật lọng lớn nhất, có tầm mức lịch sử là Nga đă xé bỏ Bản Giác Thư Budapest 1994, trong đó Nga, Mỹ và Anh cam kết bảo vệ an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của Ukraine đổi lấy việc nước này từ bỏ kho vũ khí nguyên tử và gia nhập hiệp ước không phổ biến vũ khí nguyên tử.

Trong thực tế, không có ai tha thiết với ḥa b́nh hơn là người dân Ukraine. Ba năm kháng chiến, cuộc sống của người Ukraine đă bị đảo ngược hoàn toàn: hàng triệu người bị giết, nhiều thành phố biến thành đống hoang tàn, kinh tế-xă hội đ́nh đốn. Ukraine cần có ḥa b́nh, càng sớm càng tốt, để xây dựng lại cuộc sống và chấm dứt cảnh máu đổ đầu rơi.

Ngay trong cuộc tranh căi tại Pḥng Bầu Dục hôm 28 tháng Hai, ông Zelensky lặp lại nhiều lần rằng ông muốn có ḥa b́nh, ông không muốn tiếp tục chiến tranh và ông sẵn sàng kư thỏa thuận với Mỹ. Nhưng điều kiện dứt khoát của ông là Ukraine cần phải được bảo đảm an ninh, không phải bằng những thỏa thuận trên giấy mà bằng tư cách thành viên NATO hoặc bằng một quân đội mạnh với sự hỗ trợ từ Mỹ và Liên Âu (EU).

Ông Zelensky c̣n tuyên bố ông sẵn sàng từ chức ngay lập tức khi quốc gia ông trở thành thành viên của NATO.

Theo dơi các sự kiện, chúng ta thấy để có ḥa b́nh, Ukraine đă liên tục nhân nhượng. Lúc đầu, ông Zelensky chỉ đồng ư đàm phán ḥa b́nh khi vấn đề "độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của Ukraine được tôn trọng", nghĩa là quân Nga phải rút ra khỏi Ukraine và cho phục hồi đường biên giới trước năm 1992 đă được quốc tế công nhận. Sau đó, ông Zelensky đă nhượng một bước: phục hồi đường biên giới trước chiến tranh năm 2014, nghĩa là Nga phải trả lại những vùng đất mới chiếm được thuộc bốn tỉnh miền Đông và miền Nam Ukraine.

Trong kế hoạch ḥa b́nh với 5 điểm mới nhất, ông không đ̣i sự "toàn vẹn lănh thổ" nữa mà chỉ yêu cầu Ukraine phải được gia nhập NATO, một điều kiện để phần đất nước c̣n lại của Ukraine sẽ tránh được một cuộc xâm lược mới của Nga trong tương lai. Nói ngắn gọn, Ukraine chấp nhận "đổi đất lấy ḥa b́nh", để cho Nga tạm chiếm đóng khoảng 20% lănh thổ với điều kiện an ninh của Ukraine phải được bảo đảm.

Nhượng bộ của ông Zelensky như vậy đă đến giới hạn, nhân nhượng thêm nữa là đầu hàng, phản quốc, phản bội máu xương mà hàng triệu người Ukraine đă đổ xuống. Ukraine cần có ḥa b́nh, sớm ngày nào tốt ngày ấy, nhưng phải là nền ḥa b́nh bền vững, công bằng và chính trực.

Ông Putin cũng muốn có ḥa b́nh. "Chiến dịch quân sự đặc biệt" mà ông ta h́nh dung chỉ kéo dài một tuần lễ nay đă kéo sang năm thứ tư với mức thiệt hại khủng khiếp cho nước Nga cả về kinh tế lẫn quân sự. Về quân sự, Nga đă phải muối mặt cầu viện Iran và Bắc Hàn để có vũ khí, thậm chí cả binh lính, để có thể duy tŕ cuộc chiến. Sa lầy ở Ukraine có thể làm cho nước Nga bị sụp đổ và lệ thuộc nặng nề hơn nữa vào TQ. Ông Putin cần ḥa b́nh, dù chỉ tạm thời, để có thời gian củng cố lại quân đội và nền kinh tế trước khi dám phiêu lưu một lần nữa.

Ông Trump xuất hiện như một nhân tố quyết định ḥa b́nh nhưng thay v́ sử dụng vị thế lănh đạo của Mỹ để buộc hai bên tham chiến phải đi đến thỏa hiệp, ông lại đứng hẳn về phía nước Nga xâm lược, buộc Ukraine phải đầu hàng. Ông Trump đ̣i hỏi Ukraine từ bỏ các vùng lănh thổ đă bị chiếm, từ bỏ khát vọng gia nhập NATO và không cam kết bảo đảm an ninh cho Ukraine tương lai. Tất nhiên Ukraine là không thể chấp nhận được.

"Tống tiền!"
Ở đây cần có đôi lời về thỏa thuận về khoáng sản giữa Ukraine-Mỹ. Tháng Chín năm ngoái, ông Zelensky có tŕnh bày với chính phủ Joe Biden ư tưởng mời người Mỹ hợp tác khai thác các mỏ khoáng sản, đặc biệt là nguồn đất hiếm của Ukraine với hi vọng Ukraine sẽ có thêm tiền mua sắm vũ khí đồng thời sự hiện diện các lợi ích của Mỹ trên đất Ukraine sẽ giúp bảo đảm cho an ninh và làm nguội tham vọng bành trướng của Putin.

Ông Trump đă nắm lấy ư tưởng đó và cải biến theo kiểu Ukraine phải giao 50% trữ lượng khoáng sản cho Mỹ khai thác để "trả nợ khoản tiền 350 tỷ USD" mà Mỹ đă viện trợ! Một yêu cầu đ̣i hỏi thậm phi lư! Khi Ukraine từ chối th́ ông Trump đă xỉ vả ông Zelensky hết lời. Cuối cùng hai bên đồng ư sử dụng lợi nhuận tương lai từ khoáng sản Ukraine để lập một quỹ tái thiết do người Mỹ quản lư nhưng chỉ sử dụng vào việc xây dựng tái thiết lại Ukraine sau chiến tranh.

Điều kiện tiên quyết của Ukraine là nước này phải được bảo đảm an ninh. Ông Trump chỉ nhận khoáng sản mà không nhận bảo đảm an ninh nên thỏa thuận đă tan vỡ trước khi được kư kết.

Hành động "tống tiền" của ông Trump không chỉ đi ngược truyền thống ngoại giao của nước Mỹ, không xứng với phẩm chất của một cường quốc. Điều đó bị dư luận phản đối không chỉ ở Ukraine mà cả trong các đồng minh EU. Rồi khi ông Zelensky không chịu khom lưng uốn gối th́ ông Trump ra lệnh cho ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine, ngưng cả những hợp đồng cung cấp vũ khí đă được Quốc Hội Mỹ thông qua, có những lô hàng đă được chuyển tới Ba Lan, đang chờ được bàn giao.

Trong suốt chuỗi sự kiện này chỉ thấy ông Trump và đội ngũ của ông đ̣i hỏi và cưỡng ép Ukraine mà không hề yêu cầu ǵ ở ông Putin dù chính là Nga mới là bên xâm lược. Ḥa b́nh sẽ được tái lập ngay lập tức nếu Nga chịu ngừng tấn công và rút quân.

Hôm thứ Hai, 3 tháng Ba, ông Dmitry Peskov, phát ngôn viên Điện Kremlin, sung sướng tuyên bố trên sóng truyền h́nh: "Chính quyền mới ở Mỹ đang nhanh chóng thay đổi toàn bộ cấu trúc chính sách đối ngoại. Phần lớn thay đổi đều phù hợp với tầm nh́n của chúng tôi".

Báo Le Point của Pháp có lư khi đăng h́nh b́a là chân dung ông Trump với câu chú thích: "Người đàn ông của Moscow – Putin và Trump, liên minh của những kẻ săn mồi". Ông Putin có ông Trump chống lưng đă cho thay đổi quan điểm, đẩy mạnh tấn công và kéo dài cuộc chiến đến khi Ukraine sẽ bị sụp đổ hoàn toàn.
Chuyện tương tự này đă từng xảy ra ở miền Nam Việt Nam hồi năm 1973.

Âu Châu nay thức tỉnh

Bị Mỹ bắt chẹt nhưng Ukraine đă không đơn độc như VNCH trước đây; Kiev c̣n có chỗ dựa là EU. Ông Zelensky đă dũng cảm đứng lên chống lại ông Putin và tham vọng thống trị Âu Châu của ông ta, v́ đó không phải là cuộc chiến riêng của Ukraine mà là cuộc chiến của Âu Châu.

Sự kiện Mỹ bỏ phiếu cùng với Nga, Belarus, Bắc Hàn, Hungary bỏ phiếu chống một nghị quyết do EU đệ tŕnh tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc lên án hành vi xâm lược của Nga sau ba năm chiến tranh, đă là một gáo nước lạnh làm cho EU phải tỉnh giấc sau nhiều thập niên dựa dẫm vào cam kết bảo vệ an ninh của Mỹ. Đă đến lúc EU phải tự lo thân ḿnh và bảo vệ Ukraine trước dă tâm đên tối của người Nga.

Ông Ian Bremmer, chủ tịch Eurasia Group, nhận định đây là thời khắc sinh tử theo nghĩa đen. "Người Âu Châu cảm thấy như có một ṇng súng chĩa vào đầu ḿnh từ phía Đông với Nga là mối đe dọa an ninh quốc gia trực tiếp, và bây giờ có thêm ṇng súng chĩa vào đầu từ phía Tây, từ một quốc gia đă không c̣n ủng hộ các giá trị cốt lơi về an ninh tập thể, về quốc gia có pháp quyền, về toàn vẹn lănh thổ. Và điều đó nghĩa là giờ đây Âu Châu phải phối hợp hành động cùng nhau ngay lập tức".

Nhưng cái khó là ở chỗ EU đang thiếu một cơ cấu chỉ huy thống nhất, thiếu năng lực mạnh về quân sự để có thể bù đắp phần nào chỗ trống mà Mỹ bỏ lại. Trong ba năm qua, EU đă cưu mang hàng triệu người Ukraine di cư, đă viện trợ cho Ukraine nhiều hơn cả Mỹ nhưng về mặt quân sự, EU vẫn phải trông chờ vào vũ khí và thông tin t́nh báo của Mỹ.

Theo ông Zelensky, hiện Ukraine sử dụng 30% vũ khí từ Mỹ, 30% từ EU và 40% tự sản xuất. Quyết định của ông Trump cắt viện trợ quân sự đang tạo ra một lỗ hổng lớn về năng lực tác chiến của Ukraine mà quân đội của Putin đang cố gắng lợi dụng. Phải mất nhiều năm nữa EU mới có thể tự bảo vệ ḿnh và bảo vệ Ukraine một cách hiệu quả.

Kế hoạch ḥa b́nh bốn điểm mà ông Keir Starmer, Thủ tướng Anh, đề ra, được ông Emmanuel Macron, Tổng thống Pháp, tán thành, trong đó có việc cử quân đội EU đến Ukraine giám sát ngừng bắn, vẫn cần tŕnh bày cho phía Mỹ và cần được ông Donald Trump chấp thuận, nhưng chưa biết vào lúc nào. Thủ tướng Starmer vẫn khăng khăng rằng không có thỏa thuận nào có thể thành công nếu không có biện pháp bảo vệ của Mỹ.

Có một sự thật cay đắng là, một quốc gia "nhược tiểu" như Ukraine khó có thể làm chủ vận mệnh của ḿnh trong một thế giới lẽ phải thuộc về kẻ mạnh do sự cấu kết giữa ba đại cường Mỹ-Trung-Nga!

Ukraine sẽ cầm cự được trong bao lâu?

Đến lúc này, ḥa b́nh cho Ukraine tỏ ra càng lúc càng xa vời. Rời hội nghị thượng đỉnh 18 đồng minh Âu Châu về cung cấp bảo đảm an ninh cho Ukraine ở London, Anh, hôm Chủ nhật, 2 tháng Ba, ông Zelensky đă nói với phóng viên rằng ông cảm thấy vẫn c̣n nhiều việc phải làm trước khi chiến tranh có thể kết thúc. Phát biểu đó đă gây phản ứng mạnh của ông Trump và dẫn đến chỉ thị vội vàng cắt viện trợ quân sự cho Ukraine.

Nhiều giới quan sát viên cho rằng, nếu không có nguồn viện trợ của Mỹ, Ukraine giỏi lắm chỉ cầm cự được trong sáu tháng. Nhưng 50 năm trước, trong hoàn cảnh tứ cố vô thân, nội công ngoại kích, VNCH đă chiến đấu ngoan cường hơn hai năm cho đến khi sức cùng lực kiệt mới đầu hàng với bọn địch.

Người Ukraine ngày nay có điều kiện tốt hơn, chắc chắn sẽ không sớm buông súng đầu hàng. Với sự giúp đỡ của Âu Châu và nỗ lực tự thân, họ có thể tiếp tục chiến đấu đủ lâu để đạt được một nền ḥa b́nh thực sự, một nền ḥa b́nh sẽ bảo đảm cho nền độc lập và chủ quyền của họ.


All times are GMT. The time now is 22:21.

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.05229 seconds with 8 queries