VietBF
Page 2 of 20
1 2 34512 Last »

VietBF (https://www.vietbf.com/forum/index.php)
-   Member News | Tin thành viên (https://www.vietbf.com/forum/forumdisplay.php?f=189)
-   -   Trang của lính (https://www.vietbf.com/forum/showthread.php?t=1202507)

wonderful 11-14-2018 22:53

43 năm thời gian qua mau.
Tôi vẫn nghỉ ḿnh c̣n là lính và nghỉ ǵ về những người lính.
.......
Phần thiệt tḥi luôn luôn về phía người lính và gia đ́nh.
Chúng ta đă biết đến những khải hoàn môn vĩ đại, những nghĩa trang thẳng đều những mộ bia san sát, những đài Chiến Sĩ Trận Vong, những ngày lễ lớn với đầy đủ lễ nghi quân cách, những ṿng hoa tang, những bản nhạc buồn hay tiếng kèn truy điệu làm năo ḷng người. Nhưng những người lính đă chết không bao giờ sống lại và những tham vọng của giới cầm quyền vẫn c̣n tiếp diễn trên trái đất này.
Nh́n lại cuộc chiến Việt Nam mới đây, Nam Bắc có hơn triệu người tử trận, một triệu rưỡi người bị thương tật, bạn bè hai bên không dưới vài trăm ngh́n chết trên một mặt trận xa nhà. Cộng Sản miền Bắc xô đẩy hằng triệu người “xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ,” để có cái kết cuộc hôm nay với chính thể xa dân, phản bội lại lời thề “cứu nước” để lại trên đất nước này những bà mẹ hy sinh năm bảy đứa con, những thương binh nghèo khó và một dất nước đầy dẫy tham ô, đạo đức băng hoại. Chỉ c̣n là bọn sâu mọt cầm quyền, tàn phá đất nước tan hoang. Cuối cùng người lính vô danh tràn lên trong những trận biển người, thực sự đă chết cho ai?
Chúng ta, những người Việt bỏ nước ra đi, không quên 58,200 thanh niên ưu tú của nước Mỹ đă bỏ ḿnh cho miền Nam, và xấp xỉ 1 triệu người lính VNCH,cao cả, đă hy sinh nằm xuống hay lưu lạc xứ người, dù nhiệm vụ chưa tṛn!...

hoanglan22 11-15-2018 03:30

Quote:

Originally Posted by Lan-Anh (Post 3540687)
Lan Anh bỏ vô phần mềm chỉnh sửa lỗi chính tả, có khoảng vài trăm lỗi, ko biết v́ lí do ǵ. Ở dưới là đă sửa lại rồi đó cụ Hoàng Lan.

Bác thấy lỗi chính tả nhiều mà LA . Có điều tôn trọng nên copy lại nguyên văn và đơn giản dễ hiểu . Tác giả viết có thể đúng chính tả nhưng nhà in sách ....thường sắp lộn chữ thành ra chính tả hỏi ngă sai hơi nhiều

Mến

hoanglan22 11-15-2018 04:26

Quote:

Originally Posted by wonderful (Post 3540797)
43 năm thời gian qua mau.
Tôi vẫn nghỉ ḿnh c̣n là lính và nghỉ ǵ về những người lính.
.......
Phần thiệt tḥi luôn luôn về phía người lính và gia đ́nh.
Chúng ta đă biết đến những khải hoàn môn vĩ đại, những nghĩa trang thẳng đều những mộ bia san sát, những đài Chiến Sĩ Trận Vong, những ngày lễ lớn với đầy đủ lễ nghi quân cách, những ṿng hoa tang, những bản nhạc buồn hay tiếng kèn truy điệu làm năo ḷng người. Nhưng những người lính đă chết không bao giờ sống lại và những tham vọng của giới cầm quyền vẫn c̣n tiếp diễn trên trái đất này.
Nh́n lại cuộc chiến Việt Nam mới đây, Nam Bắc có hơn triệu người tử trận, một triệu rưỡi người bị thương tật, bạn bè hai bên không dưới vài trăm ngh́n chết trên một mặt trận xa nhà. Cộng Sản miền Bắc xô đẩy hằng triệu người “xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ,” để có cái kết cuộc hôm nay với chính thể xa dân, phản bội lại lời thề “cứu nước” để lại trên đất nước này những bà mẹ hy sinh năm bảy đứa con, những thương binh nghèo khó và một dất nước đầy dẫy tham ô, đạo đức băng hoại. Chỉ c̣n là bọn sâu mọt cầm quyền, tàn phá đất nước tan hoang. Cuối cùng người lính vô danh tràn lên trong những trận biển người, thực sự đă chết cho ai?
Chúng ta, những người Việt bỏ nước ra đi, không quên 58,200 thanh niên ưu tú của nước Mỹ đă bỏ ḿnh cho miền Nam, và xấp xỉ 1 triệu người lính VNCH,cao cả, đă hy sinh nằm xuống hay lưu lạc xứ người, dù nhiệm vụ chưa tṛn!...

HL cảm tác bài của bác nên viết vài câu thơ

Này em nhé quê hương ḿnh đâu nhỉ
Khi giặc cộng vào nước mất nhà tan
Em ở đâu hay lui về chốn cũ
Chiếc gông cùm mang nhiều nỗi chiêm bao
Rừng xa rồi hỏa châu đâu rực sáng
Mơ giày saut mà ngỡ bạn c̣n bên
Chợt thức dậy sao hồn đang nặng chĩu
Áo chiến y ngày đó đă bạc màu ...

hoanglan22 11-15-2018 14:31

Đôi Mắt Người Bị Xử Bắn Trong Rặng B́nh Bát
 
1 Attachment(s)


Đến Kinh Cai Tổng Cang, một con kinh cắt ngang Rạch Bà Đầm-Thát Lát, Tiểu Đoàn chia làm hai cánh. Cánh A: Tiểu Đoàn trừ (-), trách nhiệm bờ Nam. Cánh B: Đại Đội I, bờ Bắc. Hai cánh quân song song lục soát về hướng quận lỵ Thuận Nhơn, một quận lỵ đang bị áp lực rất nặng của Cộng quân khiến trục giao thông đường thủy từ quận lỵ ra Cần Thơ gần như bị cắt đứt hoàn toàn từ ba hôm trước. Xuất phát lúc 7:00 giờ sáng từ gần Kinh Ranh Hạt và Kinh số 7, với khoảng cách trên dưới năm cây số, Tiểu Đoàn di chuyển nhanh và không gây tiếng động

Đúng 11:00 giờ sáng, Đại Đội 1 của tôi vượt qua con rạch Bà Đầm-Thát Lát, một con rạch mỗi lần đọc đến tên tôi lại liên tưởng đến Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu đoàn 42 BĐQ đă hy sinh tại đây gần hai năm về trước. B́nh bátt, một loại cây thuộc họ măng cầu, "lựu lê, b́nh bát, măng cầu", có trái bằng nắm tay khi chín vàng rực, thơm lừng nhưng ăn chẳng ra ǵ cả. Tuy cùng họ nhưng măng cầu mọc trên bờ c̣n b́nh bát mọc dưới nước. B́nh bát thuộc họ trầm thủy, nên rễ đâm thành cây con, cây con nhô lên thành cây lớn... cứ thế b́nh bát nhảy bạt ngàn dày đặc hơn cả rừng nhiệt đới bên.... Mă Lai. Một địa h́nh kỳ lạ, tôi chưa thấy qua.
Cho Đại Đội dừng quân và bố trí, tôi đứng quan sát chung quanh... Nhất thời, tôi chưa h́nh dung được cách dàn quân như thế nào nếu ngay bây giờ địch khai hỏa? Đất gần như hoang địa, có thể trước đây có người ở, nhưng bỏ phế đă lâu, những bờ và mương đă "lạn" hết! B́nh bát mọc thành rừng, không g̣ cao, không trũng sâu, nhưng địa thế cũng không bằng phẳng và nhất là không thể đào hố cá nhân được v́ dưới chân chẳng hề có đất mà chỉ có rễ và cây b́nh bát nằm ngổn ngang sấp lớp! Suy nghĩ một lúc tôi t́m ra... chân lư: ḿnh vô kế khả thi th́ thằng địch cũng thế, chẳng lẽ ở đây nó biến thành chuột biết đào hang?
Quyết định thật nhanh, tôi mời ba ông Trung Đội Trưởng đến và phân công: Thiếu úy Đại, Trung Đội Trưởng Trung Đội 1 kiêm Đại Đội Phó, bên trái, Chuẩn úy Liêm, Trung Đội Trưởng Trung Đội 3, bên phải, hai trung đội bắt tay nhau, đội h́nh hàng ngang. Liêm phải rải em út sát bờ sông, phải nhớ kiểm soát được bờ sông và đừng quên bên kia bờ Nam là Tiểu Đoàn, là bạn! Chuẩn úy Cần, Trung Đội Trưởng Trung Đội 2 làm cái râu cạnh sườn trái. Lưu ư nếu chạm địch, Cần giữ cạnh sườn, hướng tác xạ bên trái. Ba anh em bắt tay thật chặt chẽ, di chuyển chậm, giữ khoảng cách hợp lư, quan sát phải thấy nhau. Tôi lặp lại cho anh em là phải thấy nhau v́ với địa h́nh này cách xa hơn hai thước là không ai thấy ai nữa. Do đó khi chạm địch, đội h́nh hàng ngang không c̣n, có khi anh em phía sau bắn bừa lên đồng đội ḿnh ở phía trước, ở bên hông.
Ba ông sĩ quan Trung Đội Trưởng nhận lệnh và bắt đầu dàn quân tiến lên phía trước. Tôi quay qua Thượng Sĩ B́nh, Thường Vụ Đại Đội, TSI Hiển Trung Đội Trưởng Trung Đội 4, dặn hai ông trách nhiệm mặt sau lưng không được lơ đăng v́ địch có thể bọc hậu sát bên, ḿnh vẫn không phát giác.
Đúng như dự đoán của tôi, địa h́nh thật quái dị: dưới chân đất không cứng hẳn, có đoạn phập phồng v́ nước ngập lên khỏi lớp rễ khá cao. Có đoạn đất lại khô cứng trải dài. Những đoạn đường như vậy b́nh bát rất rậm, che khuất cả mặt trời buổi trưa, giống như hoàng hôn ở vùng rừng núi. Tầm nh́n hết sức hạn chế. Đại Đội đến chậm v́ phải quan sát và giữ khoảng cách. Cây cối chằng chịt, ngoằn ngoèo rất khó đi; sơ ư vướng rễ cây là té sấp. Do đó anh em đi đầu luôn luôn phải hú hí nhau cho khỏi lạc.
Bên kia bờ sông cũng có b́nh bát nhưng thưa thớt hơn nhiều. Tiểu Đoàn di chuyển dễ dàng và nhanh. Ông Tiểu Đoàn Trưởng cũng biết chúng tôi không sao đi kịp được nên Tiểu đoàn tiến lên một khoảng rồi dừng lại chờ, rồi lại tiến...!
Hai giờ chiều, sau ba giờ di chuyển, đối chiếu lại với bản đồ, tôi biết chúng tôi vượt điểm xuất phát không hơn bốn cây số, quân, chúng tôi chưa khám phá được ǵ quan trọng ngoài mấy cái cḥi nhỏ bỏ hoang.
Bắt đầu nản, tôi vừa có ư xin Tiểu Đoàn cho đơn vị dừng quân để anh em ăn cơm vắt. Chưa kịp gọi Tiểu Đoàn th́ Binh I An, âm thoại viên mang máy nội bộ, bước lại đưa ống liên hợp cho tôi:
- Ông Trường Thành 3 xin gặp Mười Một.
Tôi bấm ống liên hợp:
- Trường Thành 3 có ǵ nói đi!
Tiếng Chuẩn Úy Liêm gấp gáp:
- Tŕnh Mười Một! Tŕnh Mười Một! Cỏ cái trạm xá của VC chứa nhiều thương binh... Mười Một cho biết... cho biết... biện pháp.
Chuẩn Úy Liêm là một sĩ quan trẻ độc thân, mấy tuần qua chứng tỏ anh cũng cố làm quen với chiến trường, rất gan dạ và dễ thương, có điều gặp chuyện ǵ cấp bách là Liêm hay... cà lăm!
Tôi cắt ngang:
- Anh đă kiểm soát được trạm xá chưa?
- Dạ rồi, Mười Một!
- Bố trí em út cẩn thận. Tôi sẽ tới anh ngay
Gọi luôn các trung đội c̣n lại, tôi chỉ thị:
- Trường Thành 1 và 2 nghe rơ chưa? Các anh dừng lại bố trí tại chỗ chờ lệnh. Riêng Trường Thành 1 lưu ư yểm trợ thằng 3.
- Trường Thành 1 nghe rơ 5.
- Trường Thành 2 nghe rơ 5.
Tôi vỗ vai Lữ, âm thoại viên mang máy liên lạc Tiểu Đoàn, bảo:
- Anh thông báo cho Tiểu Đoàn biết; Đạt Đội phải dừng quân v́ khám phá trên. Yêu cầu Tiểu Đoàn sẵn sàng yểm trợ.

2
Chưa đầy một phút sau tôi đă tới... trạm xá. Chuẩn Úy Liêm đón ở góc ngoài trạm và lưu ư tôi một số lựu đạn nội hóa chất chung quanh.
Quan sát một ṿng, tôi lấy làm lạ khi thấy các chến sĩ Trung Đội 3 đứng dang ra khá xa vách trạm và ai nấy đều đưa tay bịt mũi. Mấy ông lính ḿnh bữa nay lại làm duyên làm dáng ǵ nữa đây? Tôi bước nhanh tới và thật là khủng khiếp!!! Một mùi hôi thối nồng nặc bao trùm cả trạm xá! Mùi của tử thi? Nhưng, có lẽ cũng không giống như vậy v́ mùi xác chết śnh tụi tôi cũng "thưởng thức" khá quen mũi hôn Tết Mậu Thân khi phải nằm nhiều ngày cạnh xác chết VC trong mấy con hẻm của thành phố mà không làm sao có th́ giờ tống khứ đi chỗ khác hoặc t́m ra đất để chôn. Phải dùng đến mền, mùng, chiếu, ni- lông, hay bất cứ thứ ǵ để đắp, đậy tạm cho đỡ khổ cái lỗ mũi rồi tiếp tục... chiến đấu. Nhưng cái này th́ không phải! Tôi nh́n Chuẩn ủy Liêm. Liêm hiểu ư tôi, nhăn mũi lắc đầu:
- Không có tử thi nào cả. Mười Một nh́n vào trạm xá sẽ hiểu!
Tôi bước tới trạm và nh́n vào...
Tôi không tin rằng đây là một cái trạm xá!
Trạm xá, dù là dă chiến đi nữa, ít ra cũng phải có cái tiện nghi tối thiểu của nó, nghĩa là phải có giường kê lên cao, có tấm trải giường, (hay chiếu, cói), có mền để đắp, có mùng tránh muỗi, nhất là ở giữa rừng. Đàng này! Tôi không sao tưởng tượng và h́nh dung được!
Đây phải gọi là cái cḥi th́ đúng hơn, có khi c̣n thua cả cái cḥi giữ vịt của nông dân miệt Cần Thơ, Sóc Trăng.
Trạm h́nh chữ nhật dài khoảng 8 mét, ngang 4 mét.
Trong trạm trống trơn, không một chiếc giương, một bộ ván nào cả. Nền nhà không ngập nước nhưng ẩm ướt v́ mới dứt mùa mưa dầm, ánh nắng lại không soi rọi tới, đất chưa kịp khô... Mái trạm lợp bằng lá dừa nước, vách cũng lá dừa nước, bốn bề từ ngực trở lên để trống. Toàn khu nền nhà được rải một lớp rơm khá dầy. Đó là tất cả những "tiện nghi" của một trạm xá VC! Phía góc trong của căn trạm có bốn thương binh Việt Cộng đang nằm. Bốn anh giương mắt nh́n tôi, ánh mắt vừa ṭ ṃ vừa lo sợ. Cả bốn c̣n tỉnh, mặc dù thương tích có vẻ rất trầm trọng.
Tôi bước qua khung cửa để vào chỗ các anh đang nằm. Mùi hôi thối đúng là phát ra từ đây! Cả bốn anh ḿnh mẩy đều bê bết máu tươi và khô, nước vàng, mủ nung núc. Vương văi khắp nơi là những loại quần áo cũ, khăn rằn quấn cổ, bị xé ra làm băng, làm vải thấm thay cho compress, trộn lẫn tất cả các thứ xú uế kể trên, được ném khắp nền nhà. V́ cơ thể bốn anh liên tục phóng thích những chất kinh khủng đó suốt ngày nên quyến rũ hằng đàn, hằng đống ruồi, nhặng vo ve. Mùi hôi thối của những chất này c̣n khủng khiếp hơn cả thây ma. Ghê tởm hơn nữa, dưới nền nhà, những con gịi trắng ḅ lễn nghễn.
Tôi thật t́nh không thể tin rằng bốn anh tính của "Bác" có thể sinh tồn nhiều ngày trong điều kiện như vậy được.

3
Đang suy nghĩ, bỗng chiếc loa nhỏ gắn sau các máy PRC.25 phát ra. Tiếng gọi của ông Tiểu Đoàn Trưởng. Có lẽ ông muốn biết t́nh h́nh v́ báo cáo ban năy:
- Trường thành! Đây số Sáu gọi.
Tôi nhặt ống liên hợp gắn sau lưng Lữ và đáp ngay:
- Mười Một tôi nghe số Sáu!
- Anh đến chỗ trạm xá chưa và thấy thế nào?
- Đă đến hơn ba phút. Đang quan sát t́m hiểu, chưa t́m thấy ǵ cụ thể. Sẽ báo cho số Sáu sau.
- Cố khai thác nó xem: thằng nào, tên ǵ, đang đóng quân ở khu vực này? Bóp cổ nó t́m củi đuốc1 coi có được ǵ không? Nửa tháng nay, không có chấm mút ǵ ráo!
Nói xong ông buông một tràng cười. Tính ông hay pha tṛ nhưng là con người rất nguyên tắc. Ông là một Tiểu Đoàn Trưởng giỏi nhưng cũng có nhiều tật lạ đời như là: quy y Phật, không bao giờ chửi thề, nhưng, khi giận, ông là vua nói tục! Có khi đang tụng kinh lâm râm vậy mà nghe bắt sống được VC th́ bảo lính đem "cất" liền khỏi cần giải giao về Trung Đoàn hay Tiểu Khu cho mất công. Lính như thiên lôi, có lệnh là làm. Ở đơn vị hành quân, trong vùng địch, không dân cư, đối diện với những sinh tử bất chợt, luật lệ ở đây là họng súng. Đó là một hệ quả tất nhiên của sự ŕnh rập ngày đêm giữa hai mănh thú săn mồi. (Cái này dù có mười ông nhiếp ảnh viên Eddie Adams, người chụp bức h́nh nổi tiếng Tướng Nguyễn Ngọc Loan trong vụ xử bắn tên đặc công CS tại Sài G̣n trong Tết Mậu Thân, cũng không có điều kiện để bấm máy). Mỗi lần đem "cất" như vậy ông tâm sự với tôi: tụi nó là quỷ vương, giết cho sạch ma quỷ để Phật xuất thế! (Ông chỉ thị cho sĩ quan truyền tin ghi trong Đặc Lệnh Truyền Tin danh xưng của ông là số 6, Tiểu Đoàn Phó số 7, Đại Đội Trưởng Đại Đội I số 11, Đại Đội Trưởng Đại Đội 2 là 22... Ông c̣n nói thêm số 6 là Lục Tự Di Đà đó, ông biết không?)
Tôi không có ư kiến về cách tu hành và pháp môn niệm Phật của ông, nhưng quả t́nh tôi với ông có những quan điểm rất dị biệt về cách đối xử với tù, hàng, thương binh của địch...
Dù mùa hôi thối có thế nào tôi cũng phải đến tận chỗ nằm của bốn anh thương binh.

Người nằm sát chân tôi là một thanh niên trẻ, cũng chừng tuổi tôi, nghĩa là trên dưới 25. Anh mặc một chiếc áo sơ mi
Người thứ hai trên ba mươi tuổi, một chân bị cưa khỏi đầu gối, chắc có lẽ vết cắt chưa lâu lắm nên máu và nước vàng thấm ướt cả vải băng.
Người thứ ba tôi không tài nào đoán được tuổi v́ gương mặt bị cháy xém nhiều chỗ, khắp thân h́nh anh nhăn nhúm và loang lổ. Chỗ nào da đă tuột mất th́ phơi bày máu mủ bầy nhầy, nước vàng kinh khiếp. Chỗ nào c̣n da th́ đổi màu đen và nhăn nhúm lại. Khắp người không có mảnh vải nào để che đắp v́ những vết phỏng nhầy nhụa. Bộ phận sinh dục, xin lỗi, bị cháy teo không c̣n h́nh thù. Anh cho tôi biết anh bị napalm hơn tuần lễ trước.
Ngươi thứ tư có lẽ rất nguy kịch v́ anh bị trúng pháo binh nên phần ngực và bụng bị rách và bể nhiều chỗ. Anh đắp trên bụng một cái mùng vải tám, màu vải nguyên thủy là màu trắng ngà, bây giờ không biết gọi màu ǵ sau khi nó thấm, nhuộm đủ thứ nào là máu, mủ nước vàng, đất v.v... Hạ Sĩ I Thạch Chêm, Trưỏng Toán Quân Báo Đại Đội dùng đầu súng M16 hất cái mùng ra để kiểm tra bên dưới. Tôi đă suưt kêu lên: Một đoạn ruột của anh ḷi ra khỏi bụng và đă ngă màu đen!
Ḷng tôi nặng nề chùn xuống. Là con người, là đồng loại, tôi ngỡ ngàng thương cảm cho các anh! Không phải bây giờ tôi mới thương các anh mà đă tư lâu rồi, từ Tết Mậu Thân kia, khi lôi chứng kiến những em bé bộ đội miền Bắc 15, 16 tuổi, miệng mếu máo, mặt mày dáo dác như con lạc mẹ, lạc cha, lúc đơn vị các em bị đánh tan tác; hoặc từng chùm hai người gục chết với cây đại liên pḥng không, chân c̣n bị xích cứng với càng súng....! Nhưng chưa bao giờ ḷng thương cảm của tôi đối với các anh lại biến thành nỗi đau xót cùng tột như bây giờ. Người lính miền Nam, đối diện với lực lượng xâm lăng miền Bắc, chỉ để tự vệ và giữ ǵn cuộc sống êm ấm cho đồng bào. Quân Lực VNCH không dạy người chiến sĩ mang trong ḷng sự thù hận nào. Không có quốc gia văn minh, có truyền thống nhân bản nào lại dạy người lính của họ bài học nhập môn là Ḷng Thù Hận. Quân đội miền Nam, được đào tạo để bảo vệ xứ sở, bảo vệ chủ quyền, chứ không bảo vệ chủ... thuyết, nhất là loại chủ thuyết ngoại lai hảo huyền.
Tôi thương các anh, tôi không chịu nổi h́nh ảnh người thương binh, dù là thương binh ở hàng ngũ nào, bị đối xử c̣n thua con vật. Nhưng tôi làm được ǵ? Quyền lực của tôi rất giới hạn. Tôi sẽ giúp được các anh nếu các anh thật ḷng và tạo điều kiện để tôi thực hiện được sự giúp đỡ đó.
Nh́n gần hai chục quả lựu đạn, đa số là nội hóa, nằm rải rác quanh trạm xá, tôi hỏi:
- Ai trang bị và xử dụng mấy quả lưu đạn này?
Sáu đôi mắt đổ dồn về người thương binh cụt chân, lớn tuổi. Tôi biết anh là người lănh đạo của nhóm, một thứ "bí thư chi bộ". Tôi nh́n anh chờ đợi. Anh liếc chung quanh: Lính Sư 21 bố trí dày đặc khắp trạm. Anh sợ sệt nh́n tôi, giọng run run:
- Thưa, thưa... ông! Bốn anh em chúng tôi ngồi c̣n không nổi, không ai xử dụng được vũ khí, có lẽ các anh bảo vệ bỏ lại.
- Các anh Bảo Vệ? Bao nhiêu anh và xử dụng vũ khí ǵ?
Thưa ông, tất cả có sáu anh với 5 khẩu AK47. Tên thương binh cụt chân đáp. Hắn thêm luôn:
- Các anh ấy đă chạy chừng mười phút, trước khi ông chỉ huy này đến, vừa nói hắn vừa chỉ Chuẩn Úy Liêm....
Tôi nói thật với các anh, và cũng nói thật với lương tâm của ḿnh, rằng:
- Tôi muốn cứu các anh được sống bằng cách xin chuyển các anh về Quân Y Viện của chúng tôi để được điều trị. Nhưng để thực hiện được điều đó, các anh cũng phải thực tâm khai báo tin tức về những đơn vị đang trú đóng quanh đây hoặc là ít ra, các anh cũng phải chỉ cho chúng tôi vũ khí đạn dược đă chôn giấu.
Tên thương binh lớn tuổi có vẻ khổ sở, y thề thốt bán mạng với tôi rằng y không biết được ǵ v́ thương tích quá nặng, mê man nhiều ngày. Hơn nữa, các anh giờ đây đă trở thành gánh nặng cho đồng đội, đâu c̣n được giao công tác ǵ mà biết được kế hoạch, đơn vị, và vũ khí?
Sau hơn 30 phút tiếp xúc và tra hỏi, tôi đánh giá có lẽ y chẳng biết ǵ thật. Tôi chạnh ḷng nên thật tâm muốn cứu các anh nhưng không phải là không có điều kiện bởi v́ quyền quyết định không phải do tôi. Trong cuộc đổi chác, các anh không có ǵ để trao nên cũng chẳng nhận được ǵ. Đó là sự trao đổi b́nh đẳng. Tôi rất lấy làm tiếc...
Tôi vừa định bảo An ra lệnh cho các Trung Đội tiếp tục lên đường th́ chiếc loa nhỏ lại phát ra tiếng nói của ông Tiểu Đoàn Trưởng:
- Trường thành, Trường thành! Số Sáu gọi!
An bấm máy:
- Dạ Trường thành nghe số Sáu!
- Cho ông thầy anh đầu máy.
Tôi nhặt ống liên hợp trên tay An:
- Mười Một tôi nghe số Sáu!
- Có khai thác được ǵ không, Tango?
- Chẳng có ǵ cả, số Sáu, ngoại trừ gần 20 trái b́nh bát nội hóa.
- Mở chốt, thảy vô cho nó xài! Sau câu nói là một tràng cười Ngừng mấy giây, ông dứt khoát:
- Thôi bỏ ! Chiều lắm rồi! Cho em út tiếp tục zulu 2. Nhớ trước khi đi, đem "cất" hết bốn thằng đó nhé!
- Nhận rơ, số Sáu!
Chiếc loa nhỏ, âm thanh yếu, nhưng rơ ràng. Trong bán kính 3, 4 mét, bất cứ ai cũng nghe không sót tiếng nào. Đó là lệnh của cấp chỉ huy. Lệnh tại chiến trường: Lệnh Xử Bắn!
Loại mệnh lệnh này chỉ có thi hành chứ không có bàn căi.

4
Bọn thương binh Việt cộng nằm ngay dưới chân tôi. người mang máy lại luôn luôn di chuyển sát cạnh Đại Đội Trưởng, nên từ chiếc loa đến cả bốn anh chỉ cách khoảng từ một mét đến hơn hai mét. Nghĩa là họ nghe rơ ràng!
Động từ "cất" là một tiếng lóng của chúng tôi, nhưng tiếng lóng này không khó hiểu, ai nghe cũng đoán được nghĩa.
Hạ Sĩ I Thạch Chêm gỡ súng M 16 ra khỏi vai trong tư thế sẵn sàng. Anh là Tiểu Đội Trưởng Quân Báo, một đơn vị thuộc loại trinh sát của Đại Đội, có nhiệm vụ, nếu cần, sẽ thi hành những mission như vậy.
Trong khi ấy, cả bốn thương binh đều cố ngồi dậy, nhưng chỉ có hai anh găy chân là ráng ngồi được, hai anh c̣n lại, dù cố gượng, nhưng quá đau đớn phải quỵ trở lại. Bốn anh, kẻ nằm người ngồi, giương bốn cặp mắt trắng dă, cặp mắt đứng tṛng không c̣n thần sắc nh́n tôi. Khóe miệng th́ co giật liên hồi. Đó có phải là phản xạ của cơ thể con người khi hay tin ḿnh bị xừ chết chăng?
Măi nhiều năm sau này trong trại cải tạo, chứng kiến sự gào thét, nhục mạ, hành hạ, hăm dọa, thủ tiêu của cán bộ quản giáo đối với người tù cải tạo sa cơ, tôi thường liên tưởng đến những đôi mắt này, đôi mắt đỏ, đôi mắt rưng rưng không c̣n thần sắc, và tôi h́nh dung lại thật rơ ràng.... đôi mắt ră rời của bốn người... thua cuộc ngày xưa, nay đă thuộc về... dĩ văng!
Tôi nh́n từng anh từ đầu đến chân.
Tôi không có ư bỏ lên bàn cân để tính thử trọng lượng cuộc sống của một con người.
Tôi cũng không hề có ư đánh giá hoặc so sánh sinh mạng con người ở hai giới tuyến khác nhau, v́ khi sinh ra vạn vật muôn loàí, tạo hóa ban cho họ tất cả một giá trị b́nh đẳng như nhau! Chỉ có cái chết vô nghĩa, sự hy sinh bị lợi dụng, chứ không có cuộc sống nào là bỏ đi cả.
Tia nh́n của tôi dừng lại ở anh thương binh lớn tuổi. Tôi bắt gặp anh cũng đang nh́n tôi. Tôi thấy hai hàng nước mắt của anh chảy dài tư hố mắt trũng sâu. Tôi chớp mắt lại một giây. Mắt tôi không cay nhưng ḷng tôi chua xót! Chua xót cho một kiếp con người! Chua xót cho những thân phận đầu thai lầm.... chủ thuyết!
Dưới chân tôi có vật ǵ nhúc nhích. Tôi nh́n xuống: một con cóc ruộng thật lớn ở dưới lớp rơm, nhoi ra nhảy và ngồi trên mũi giày tôi. Cóc đang lè lưỡi.... cuốn mấy con gịi trắng ḅ lễnh nghễnh trên nền trại. Tôi rùng ḿnh hất nhẹ cho cóc nhảy đi. Cùng lúc, một h́nh ảnh vô cùng tội nghiệp của giống vật lưỡng thể lưỡng cư, vừa sống được dưới nước cũng sống được trên cạn này, gây xót xa trong ḷng tôi. Đó là h́nh ảnh mấy chú cóc, mấy chú ếch khi bị cắt cổ làm thịt, chúng luôn luôn dùng hai chân chơi mạnh lưỡi dao để đẩy ra, chơi cho đến khi đầu bị cắt ĺa, hai chân vẫn c̣n chơi. Thật thảm thương!
Tôi đă có quyết định.
Tôi nói với... bốn cặp mắt thất thần đang nh́n tôi:
- Các anh đă nghe rơ rồi, tôi được lệnh phải bắn các anh trước khi di chuyển. Nhưng, tôi không làm điều đó v́ hai lư do sau đây: thứ nhất, tôi không có thói quen đánh người bị trói, nên cũng không giết người đă bị thương nặng, bị loại khỏi ṿng chiến. Lương tâm và truyền thống đạo đức không cho phép tôi thực hiện điều đó. Người chiến sĩ chân chính không bắn đối phương khi đối phương đă xuôi tay không c̣n vũ khí! Hơn nữa, h́nh ảnh thê lương của các anh gây ra một sự hụt hẫng thảm hại trong suy tư của tôi. Tôi không thể tin rằng: là con người với nhau, tầng lớp này lại có thể gạt gẫm và đọa đày tầng lớp kia và tầng lớp kia lại mù quáng, điên dại, lao thân vào chỗ chết để phục vụ cho một tham vọng, một chủ thuyết mơ hồ, xa vời và không tưởng! Tôi không hề làm công tác Chiến Tranh Chính Trị trong lúc này và cũng không có ư tranh luận với các anh về chủ thuyết, cái nào ưa việt, cái nào tệ hại. Công tác đó thuộc bộ phận khác, không hiện diện với đơn vị tác chiến. Tôi chỉ muốn bày tỏ với các anh một điều hết sức giản di rằng: là người lính, khi sức lực c̣n khang kiện, chúng ta cống hiến sức lực đó cho quốc gia, cho lư tưởng. Chẳng may khi bị thương tật, chúng ta đ̣i hỏi phải được chăm sóc và điều trị tới nơi tới chốn. Thứ hai, hoàn cảnh của các anh làm chúng tôi kinh tởm, kinh tởm trước hết cho những người lănh đạo các anh, và cũng kinh tởm cho chính các anh nữa! Tôi đă từng chứng kiến nhiều gia đ́nh nuôi những loại gia cầm như: mèo, chó, trâu, ḅ... Khi khỏe mạnh chúng giúp đỡ cho chủ, nhưng khi chúng bị bệnh hoạn hay thương tật, người chủ cũng tận tụy săn sóc chữa chạy cho chúng như đă săn sóc một thành viên thân thiết trong gia đ́nh, có khi c̣n vất vả hơn v́ con vật vốn không biết... nói! Tôi thành thật xin lỗi bốn anh khi phải đưa ra sự so sánh này, một sự so sánh tôi biết dù ít dù nhiều cũng làm thương tổn đến sự tự ái của các anh, nhưng tôi mong có dịp các anh sẽ suy nghĩ về lời tôi. Tôi không có bất cứ điều kiện nào khi tha cho các anh, kể cả điều kiện dạy... đời các anh. Tôi phải nói hết như thế để bốn anh hiểu và cũng để các chiến hữu của tôi hiểu về quyết định của tôi.
Nói xong, tôi day qua Thạch Chêm, chỉ tay ra góc vườn:
- Anh bước ra góc kia và bắn hai băng M16 vào bụi b́nh bát đó! C̣n Lư, chú mày báo cho ông số Sáu biết là ḿnh đă cất xong mấy tên VC và chuẩn bị lên đường đây.
Sau khi chứng kiến Chêm trút hết hai băng M16 vào bụi b́nh bát xử bắn giả, bốn tên thương binh VC mới tin rằng tôi tha chúng thật. Tên lănh đạo nói với tôi trong nỗi xúc động nghẹn ngào:
- Thưa ông, tôi biết ông là người chỉ huy cánh quân này. Tôi không thấy ông đeo lon nên không hiểu cấp bậc của ông, nhưng chắc chắn ông phải là sĩ quan, một tầng lớp mà chúng tôi vừa thù, vừa sợ. Tôi được học tập rằng sĩ quan Quốc Gia gặp chúng tôi là tàn sát, trẻ không tha, già không thương...! Đây là lần đầu tiên tôi gặp được một sĩ quan bằng xương bằng thịt và thấy rằng ông đă không phải con người ghê gớm như vậy. Ông không giống với h́nh ảnh những sĩ quan sắt máu mà chúng tôi đă có trong ư tưởng lâu nay. Xin thay mặt cho ba anh em, tôi chân thành đội ơn ông...
Đưa tay ngăn anh lại, tôi đáp:
- Tôi không dám nhận sự cảm ơn! Tôn chỉ làm điều mà lương tâm và bổn phận hướng dẫn tôi phải làm. Khi tha chết cho các anh, tôi đă vi phạm vào Huấn Lệnh Quân Sự của quân đội tôi tại mặt trận. Có thể tôi sẽ bị kỷ luật, hoặc bị đưa ra Ṭa Án Binh không chừng, nhưng tôi vẫn làm v́ tôi chưa đánh mất nhân tính và vẫn tin ở chủ trương: "Đem đạo nghĩa để thắng hung tàn" của Quân Đội tôi. Tôi đă suy nghĩ chín chắn, đă cân nhắc nặng nhẹ giữa đạo đức và lương tâm con người với trách nhiệm mà quân đội giao phó và tôi hoàn toàn chấp nhận mọi hậu quả do quyết định của ḿnh. Tôi chỉ mong rằng các anh có dịp hiểu biết rơ hơn về chúng tôi và quân đội Quốc Gia, như anh vừa nói, để đối chiếu với những điều các anh đă được học. Chỉ có vậy! Thôi nhé! Xin chào. Chúng tôi cần phải đi.
Tên cán bộ ráng nói thêm:
- Xin cho tôi một câu chót...
Tôi dừng lại nh́n anh:
- Anh nói đi!
Tên cán bộ câu hai tay để trước bụng, nói nhỏ:
- Chúng tôi xin thành tâm cầu mong mọi điều may mắn, b́nh an cho ông suốt cả cuộc đời (!?!)
Có lẽ đây là câu nói xúc động phát ra từ tấm ḷng chân thật của anh
Tôi gật nhẹ đầu cảm ơn và chào anh ta! Tôi mỉm cười khi suy nghiệm về câu cầu chức của anh ta. Tôi may mắn b́nh an mỗi lần "tao ngộ" với phía các anh, th́ các anh sẽ ra sao?

5
Đến đây, tôi nghĩ mọi chuyện đă xong, đă mất rất nhiều thời giờ. Buổi chiều cũng sắp về, buổi chiều ở vùng rừng rậm xuống rất nhanh và chỗ trú quân đêm, trong vùng đất xa lạ này, phải được quan sát khi trời c̣n sáng. Tôi báo cáo lên Tiểu Đoàn: công tác đă thi hành xong và xin tiếp tục di chuyển.
Chúng tôi theo lộ tŕnh cũ. Đi chưa được 50 mét th́ ông số Sáu lại gọi tôi: anh dừng lại cho em út bố trí giữ an ninh. Hai "thằng" cố vấn đang lội sông qua bên anh đó. Nó muốn ngắm nghía trạm xá của VC.
Tôi... chới với ngẩn người. Vậy là bể rồi! Nhưng không c̣n cách nào khác! Cho các trung đội dừng quân xong, tôi và BCH đứng ở bờ sông đợi hai ông... Cố. Khúc sông này của con rạch Cai Tổng Cang lạ đời thật: sông rộng hơn 40 mét, nước trôi lững lờ, vậy mà khúc cạn, khúc sâu như chính ḷng dạ đổi thay khi vầy, khi khác của con người. Khó đo, khó đoán, khó lường! Ḍ sông ḍ biển dễ ḍ!
Nh́n mấy người lính đang lội qua, mực nước chỉ tới vai, c̣n hai ông Mẽo th́ chỉ tới ngực. Phải chi nước ngập khỏi đầu như khúc trên kia th́ đâu có chi rắc rối!
Thiếu Tá Calvin, Cố Vấn Trưởng, và Trung Úy Hayes, Cố Vấn Phó, lên bờ và bước lại phía tôi. Tôi đứng dậy bắt tay hai ông. (Gặp nhau hằng ngày và ở vùng hành quân, chúng tôi ít khi chào kính). Tôi bảo Thạch Chêm dẫn hai ông đi đến chỗ đó. Tôi vẫn ngồi yên ở bờ sông hút thuốc. Tôi biết sẽ có... chuyện, nhưng tôi vẫn giữ quyết định vừa rồi. Tôi thấy không cần giải thích ǵ thêm.
Các Cố Vấn Mỹ ở đơn vị tôi họ cũng rất lịch sự và hiểu vị trí của ḿnh.. Từ ngày về đơn vị đến giờ, tôi chưa từng thấy họ tham gia bàn thảo kế hoạch hành quân, điều động hay chỉ huy ai cả. Họ chỉ được yêu cầu "cố vấn" chúng tôi xin trực thăng vơ trang, xin phi tuần, xin tản thương, xin hỏa châu....v.v... Nghĩa là chỉ có xin dùm đủ thứ! Công tác đó họ làm kết quả nhanh gấp mấy lần ḿnh! Ít nhất th́ ở đơn vị tác chiến cấp Tiểu Đoàn, Cố Vấn đă không dám phát huy vai tṛ "chủ Mỹ" của ḿnh một cách lộ liễu?
Sau khi quan sát, chụp h́nh mấy vị trí, hai ông quay trở về. Khi đến chỗ tôi, Thiếu Tá Calvin đưa ngón tay cái lên trời và nói:
- Hi, Commander! You did a good job!
Tôi mĩm cười chào ông và nói vỏn vẹn hai tiếng: Thank You. (Tôi không hiểu ư ông qua hai chữ "good job" là good ở khía cạnh nào? Good khi khám phá ra trạm xá VC, hay good v́ bắn mấy loạt M16 mà bốn tên thương binh địch vẫn c̣n sống nhăn?)
Đằng kia, bốn ánh mắt tê dại nh́n về hướng tôi.
Các anh tin rằng lần này mới là chết thật! Ông "chủ" Mỹ đă đến, làm sao c̣n sống được nữa? Sĩ quan Ngụy, được mấy cái đầu, mà dám căi?
Mấy anh thật chẳng hiểu ǵ về Quân Đội VNCH cả. Khi được tiếp xúc với chúng tôi, mắt các anh sẽ mở trừng trừng, ngạc nhiên từng chập, mở cho đến độ rách cả khóe mắt!
Tôi biết bốn anh rất muốn nói chuyện với tôi trong giờ phút thời gian như dừng lại này. Nhưng tôi không có ǵ để nói thêm với các anh. Chuyện các anh tôi đă quyết định xong!
Tôi là "Tư Lệnh" của mặt trận bờ Bắc này, là một tư lệnh nhỏ xíu thôi nhưng là người có quyền quyết định cao nhất tại đây. Không ai có quyền quyết định thay cho tôi, khi tôi chưa rời đơn vị.
Tôi ngồi chờ... bên kia sông. Tôi biết thế nào cũng sẽ có băo táp tới. Tôi chờ nghe tiếng... "đức" của ông Tiểu Đoàn Trưởng.
Năm phút sau, "băo" tới:
- Tango! Nói cho tôi biết: anh hát cái bản ǵ đây? Mấy thằng Tây về báo cáo rằng bốn thằng VC c̣n ngồi hút Quân Tiếp Vụ bên ấy. Vậy là sao? anh chống lệnh tôi? Anh chỉ huy ở đây hay tôi. Nói nghe?
Tôi làm thinh để cho ông x́ bớt hơi.
Trong bốn Đại Đội Trưởng, tôi là người có cấp bậc thấp nhất, Thiếu Úy, nhưng tôi cũng là người tương đồng với ông nhiều vấn đề, trong đó phải kể cả những vấn để gay go nguy hiểm mà ai cũng chê, nhưng tôi nhận! Có ǵ đâu! Ḿnh chẳng có chi bận bịu! Tử sanh hữu mạng mà! Tôi chỉ lo các anh em tôi trong Đại Đội sẽ phản đối những cái gật đầu hơi nhiều của tôi thay v́ bắt thăm chia đều. Thế nhưng chuyện đó chưa xảy ra v́ họ tin tôi, thương tôi. Họ cũng biết tôi rất thương họ và cũng không đến đỗi... ngu lắm!
Mấy mươi giây trôi qua, không nghe tôi trả lời, ông số Sáu hỏi lớn:
- Tango đâu rồi! Anh có nghe tôi không??
Tôi cầm ống liên hợp, thẳng thắn và chân t́nh đáp:
- Tôi đang nghe số Sáu. Trước hết, tôi rất tiếc phải nói câu xin lỗi, nhưng thật t́nh tôi không hề có ư qua mặt hay chống lại lệnh của số Sáu! Đây chỉ là vấn đề lương tâm và đạo đức con người, một con người có lẽ không đủ nhẫn tâm để giết đồng loại đang bị thương tích trầm trọng. Ngoài ra, tôi cũng không dám quên những bài học ở Quân Truờng, quy định về cách đối xử với thương binh địch. Do đó, xin số Sáu cho phép tôi giữ quyết định đă ban hành về số phận của bốn thương binh địch. Tuy nhiên, nếu số Sáu cho rằng việc bắn bỏ họ là điều không thể đảo ngược được, th́ đó là thẩm quyền của số Sáu. Tôi không chống đối. Đại Đội tôi xin chờ và xin số Sáu cho vài Trinh Sát hay Quân Báo Tiểu Đoàn qua đây thực hiện công tác hành quyết. Tôi muốn rằng cho đến chết người lính CS vẫn giữ h́nh ảnh người chiến sĩ QLVNCH luôn luôn bảo tồn chữ tín.
Nói xong tôi giữ combinet để chờ ông.
Nhiều phút trôi qua, có lẽ ông đang suy tư hoặc đang chỉ thị cho Trinh Sát, Quân Báo.
Tôi trả ống liên hợp lại cho Lữ. Lữ vừa cài cái móc của ống liên hợp lên giây ba chạc th́ tiếng ông Tiểu Đoàn Trưởng chỉ thị cho âm thoại viên với giọng dịu nhẹ hơn:
- Thôi, Lê Lai, nói với Thầy anh: số Sáu đồng ư cho Mười Một mua cái đức cho vợ con sau này. Nhưng mà... bắn... thêm vài loạt đạn nữa, rồi zulu. Lưu ư: Vị trí đă bị lộ!
Lữ nh́n tôi, tôi nh́n Lữ. Hai thầy tṛ trao đổi nụ cười nhẹ nhỏm! Lữ le lưỡi:
- Có lẽ chỉ có ông Thầy là được số Sáu ch́u và nể như vậy mà thôi.

6
Tôi nh́n sang bên kia sông, hướng Tiểu Đoàn. Chiều xuống thật nhanh. Những tia nắng yếu ớt cuối cùng c̣n rơi rớt trên ngọn rặng b́nh bát bạt ngàn. Gió lay nhè nhẹ. Xa xa bên kia bờ, chỗ rặng cây cao, đàn c̣ bay về nơi trú đêm, điểm trắng cả cḥm cây xanh như những bông hoa dại, âm thầm nở, âm thầm tàn trong ngôi vườn bỏ hoang không người tới lui săn sóc.
Chúng tôi lại lên đường. Không như đàn c̣ về lại cḥm cây cao, chúng tôi không có chỗ trú nhất định cho mỗi đêm..., có thể là một vùng b́nh bát, có thể là một khu vườn hoang, có thể là một đám rẫy, hay cũng có thể là một băi... tha ma. Ba mươi ngày trong tháng th́ hơn hai phần ba số đêm đó chúng tôi ngủ hoang, ngủ bậy như vậy cho người dân lành được ngon giấc trong chăn ấm, nệm êm. Chúng tôi không có ư so sánh những h́nh ảnh đối ngược của hai nếp sống để kể lể công lao, hay cay đắng ngậm ngùi, nhưng chúng tôi mong rằng sự hy sinh của người chiến sĩ trong cuộc chiến vừa qua không bị mỉa mai và quên lăng.

Phần Phụ Chú:
Sau biến cố đó, tôi không bị bất cứ một biện pháp chế tài kỷ luật nào, nhưng một tuần lễ sau, khi tập trung ra lằn chỉ đỏ, ông Tiểu Đoàn Phó xuống Đại Đội tôi chủ tọa lễ bàn giao chức vụ Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 cho một sĩ quan khác! Sự trừng phạt, nếu đúng, chỉ có tính cách tượng trưng. Có điều cho đến nay, sau đúng 32 năm, mỗi khi nhớ lại chuyện này, tôi vẫn không kết luận dứt khoát được là trong hai quyết định của ông Tiểu Đoàn Trưởng và của tôi: Ai đúng, ai sai - Đúng sai trong hai lănh vực: giữa lương tâm và truyền thống nhân ái của dân tộc với sự tha chết cho giặc, "dưỡng hổ di họa"?
Cuộc chiến đă chấm dứt đúng 1/4 thế kỷ. Sau nhiều năm bị đọa đày trong trại cải tao, sau hiểm nguy của gia đ́nh qua chuyến vượt biên bằng đường biển, sau những tháng năm b́nh tỉnh nh́n lại cuộc chiến mà ḿnh đă đổ máu xương để trang trải và đă bị phản bội, bị bỏ rơi thê thảm...., nếu một mệnh lệnh như xưa được ban hành, tôi vẫn lấy cái quyết định như đă từng quyết định trong rặng b́nh bát! Đó là lương âm, là phẩm giá của người lính Việt Nam Cộng Ḥa!
Tiểu Đoạn này được viết rất bất ngờ, sau khi người viết đọc được bài "Đôi Thoại Với Nhà Văn Trong Hàng Ngũ Thắng Trận" của Trần Hoài Thư trên trang Internet, viết "kỷ lục" chỉ trong hai ngày để phổ biến trên truyền thông nhân buổi ra mắt tác phẩm "Về Hướng Mặt Trời Lặn" của anh Trần Hoài Thư tại Houston. Không ngờ, sau khi BNS Dân Ta, BNS Việt Báo ở Houston, rồi Nhật Báo Người Việt, Đặc San KBC ở Nam California, Đặc San Vơ Khoa Thủ Đức Washington DC, phổ biến rộng răi bài này, một vài cuộc hội thảo đă diễn ra quanh một vài chủ đề mà người viết đă "đụng" tới trong tác phẩm!
Nay, nhân khi bài viết này được đặt đúng vị trí thời gian trong tác phẩm để xuất bản, người viết muốn minh xác: tác giả không có ư định dùng mẩu chuyện thật trên đây để phản bác lại những điều hoang tưởng, xuyên tạc chiến sĩ QLVNCH của hai nhà văn "lớn" CS là Dương Thu Hương và Bảo Ninh. Dương Thu Hương với tác phẩm ồn ào một dạo "Tiểu Thuyết Vô Đề" đă mô tả người lính Thám Báo QLVNCH như sau:
"... Tới vực cô hồn, gặp sáu cái xác truồng, xác đàn bà, vú và cửa ḿnh bị xẻo ném vung văi khắp đám cỏ xung quanh... Cũng có thể họ đi kiếm măng... rồi vấp bọn thám báo. Chúng đă hiếp các cô tàn bạo trước khi giết.." (TTVĐ, trang 16)
C̣n Bảo Ninh với tác phẩm "Nỗi Buồn Chiến Tranh" cũng gán cho Thám Báo cái tội bắt ba cô gái trong mật khu rồi hăm hiếp, sau đó giết họ, vất xuống sông:
"Ba nhỏ đó, tŕnh quư anh, tụi này làm thịt cúng hà bá rồi. Mấy nhỏ khóc quá trời" (NBCT, trang 52)
Tôi không hiểu sao các nhà văn VC lại luôn gán ghép người lính miền Nam vào hành động thích hăm hiếp và "lắt xẻo" mấy bộ phận của đàn bà?
Hai mươi lăm năm sau cuộc chiến, đă đến lúc phải trả lại cái ǵ thật sự của lịch sử cho lịch sử. Tôi không nói người lính miền Nam là một thứ Khổng Tử, nhưng tôi biết chắc rằng không một quân nhân nào của chúng tôi đủ hứng thú để làm cái tṛ dị hợm, kỳ cục (hăm hiếp dă man con lắt xẻo) tại chiến trường như Dương Thu Hương đă mô tả. Tôi mong đọc được những bài viết nói lên sự thật của những người cầm bút, ở cả hai phía, không bị chi phối bởi bất cứ mặc cảm, dù là tự tôn hay tự ti; bởi sự cám dỗ vật chất hay bởi bất cứ thế lực nào.
Tôi mong bà Dương Thu Hương và ông Bảo Ninh đọc được truyện này. Tôi lặp lại lần nữa là tôi không hề có ư đinh viết chuyện để bênh vực người lính Miền Nam, hoặc để phản bác lại hai tác phẩm của ông và bà v́ một lư do rất đơn giản là: tôi không hề là một nhà văn, nên cũng không có tham vọng tranh danh, đoạt lợi bằng ng̣i bút, theo lập luận đời thường: "đánh" một người nổi danh để được nổi danh hơn!
Tôi chỉ là người lính chiến trong cuộc, chứng kiến sự thật, kể lại sự thật, một sự thật nhỏ bé, trong vô vàn sự thật to tát, từ cuộc-chiến-tự-vệ của Miền Nam, một cuộc chiến bị bóp méo, bị xuyên tạc, bị sỉ vả vô tội vạ bởi những ng̣i bút đứng trong hàng ngủ của kẻ thắng trận!
Ông Đại Đội Trưởng và Tiểu Đoàn Trưởng trong truyện này hiện nay đều định cư tại thành phố Houston sau nhiều năm trong Trại Cải Tạo (viết hoa). C̣n bốn anh thương binh trong truyện có lẽ hiện vẫn c̣n sống, nếu không đủ cả bốn, cũng c̣n hai, hay ba. Đây là một ấn tượng sâu sắc trong đời các anh nên, chắc chắn, các anh phải nhớ. Nếu truyện này được phổ biến trong nước và thật sự các anh là người có chút liêm sỉ, các anh sẽ không thể quay lưng lại với sự thật của "một thời" quá khứ.
Nguyễn Bửu Thoại
Trở Lại Mật Khu Śnh Lầy
(In lần thứ 2, tháng 12-2000, trang 363)
1) củi đuốc = vũ khí.
2) zulu = d = di chuyển.

ez4me 11-15-2018 19:41

Có đọc 2 tác phẩm của kịu đại úy Nguyễn Bửu Thoại này.
Trở lại mật khu śnh lầy.
Trong cánh cửa ngoài chân mây.

Rất sống động và thấm mùi lính. Ko dài ḍng, ko cầu cưa, đọc rất thích.

hoanglan22 11-16-2018 03:41

Quote:

Originally Posted by ez4me (Post 3541356)
Có đọc 2 tác phẩm của kịu đại úy Nguyễn Bửu Thoại này.
Trở lại mật khu śnh lầy.
Trong cánh cửa ngoài chân mây.

Rất sống động và thấm mùi lính. Ko dài ḍng, ko cầu cưa, đọc rất thích.

Bây giờ tuổi già chúng ta mới ngồi ôn lại một thời lính chiến .Nếu tôi tính không lầm khoảng 25 năm nữa có lẽ sẽ không c̣n những người lính VNCH mà chỉ có những hậu duệ của chúng ta mà thôi:handshake::hand shake:

hoanglan22 11-16-2018 04:15

Bay trong lửa đạn
 
LNĐ: Gần 30 năm sau chiến tranh Việt Nam, những tài liệu mật về cuộc chiến bên ngoài lănh thổ Miền Nam lần lượt được chánh phủ Hoa Kỳ phổ biến. Do đó người ta được biết nhiều hơn về những chiến sĩ vô danh trong những trận chiến vô danh, nhưng thật khốc liệt. Đây là câu chuyện kể lại của một người trong cuộc về những chuyến bay thả biệt kích dọc theo "Đường Ṃn Hồ Chí Minh" của Phi Đ̣an 219. Phi Đoàn này được các biệt kích và các phi công của cả Việt Nam và Hoa Kỳ biết dưới danh hiệu "King Bee".


Khởi thủy của Phi Đoàn là một Biệt Đội Trực Thăng sử dụng 3 chiếc trực thăng H34 được thành lập ở Nha Trang để thi hành công tác xâm nhập và triệt xuất các toán biệt kích Delta thuộc Lực Lượng Đặc Biệt Việt Nam hoạt động sâu trong ḷng địch ở Vùng II và III Chiến Thuật. Vài tháng sau đó Biệt Đội thứ hai cũng được thành lập ở Đà Nẵng để họat động trong Vùng I Chiến Thuật. Phi hành đoàn đầu tiên T/U Phan Thế Long, T/U Nguyễn Bảo Tùng và Th/S Bùi Văn Lành đă hy sinh v́ công vụ ngày18/10/1965 tại vùng Khâm Đức trên đó có Th/T Larry Thorne của Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ (Green Berets). Sau hơn 30 năm t́m kiếm, di hài của 4 người đă được t́m thấy, và tháng 8 năm 2003 vừa qua, Hoa Kỳ đă long trọng làm lễ mai táng cả 4 người trong cùng một quan tài ở Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington, Washington D.C. với lễ nghi quân cách, như một hành động nh́n nhận sự chiến đấu hào hùng của Phi Đ̣an 219 "King Bee", nói rộng ra là của các chiến sĩ Không Quân cùng các chiến sĩ thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.

Biệt Đ̣an 83 "Thần Phong" được thành lập vào năm 1964 với Chỉ Huy Trưởng là Đại Tá Nguyễn Cao Kỳ, gồm các Biệt Đội Khu Trục nổi tiếng với các phi vụ "Bắc Phạt", Biệt Đội Vận Tải thi hành những phi vụ tối mật thả dù điệp viên và các toán biệt kích ra Bắc, và Biệt Đội Trực Thăng đảm trách phi vụ mật, thả các toán biệt kích dọc theo "Đường Ṃn Hồ Chí Minh" xuất phát từ các căn cứ Khe Sanh, Tà Bạt, A Shau, Khâm Đức thuộc Vùng I, Dakpek, Ben Het, Dakto, Đức Cơ, Plei Jereng, Tieu Atar, Bandon, Đức Lập thuộc Vùng II, và BuPrang, Quản Lợi, Sông Bé thuộc Vùng III.

Những phi vụ mật này chỉ mới được phổ biến gần đây sau thời gian 25 năm mà luật pháp Hoa Kỳ định cho thời kỳ bảo mật hồ sơ. Tuy nhiên các hành động oai hùng của các anh hùng trong Biệt Đoàn cũng đă được nhắc nhở tới từ thập niên 60 cho đến nay về các huyền thọai của cuộc chiến Việt Nam như các phi công Phạm Phú Quốc, Vũ Khắc Huề của các phi vụ Bắc Phạt, Luân Cowboy, Hùng Mustachio (Hùng Râu Kẽm), Khôi Đen, An Cào Cào, Tưởng Khùng v.v... của những phi vụ dọc theo Đường Ṃn HCM...

Biệt Đội Khu Trục thi hành các phi vụ "Bắc Phạt", được ít lâu phải đ́nh chỉ v́ áp lực từ phía Hoa Kỳ. Các phi vụ xâm nhập miền Bắc do Biệt Đội Vận Tải (C̣ Trắng) thực hiện cũng giảm sút khi OPLAN 34A bị thay thế bằng OPLAN 35 của Hoa Kỳ. OPLAN 35 nhằm kiểm sóat sự xâm nhập của Bắc quân theo "Đường Ṃn Hồ Chí Minh", do đó hai Biệt Đội Trực Thăng được sát nhập lại vào năm 1966 dưới sự chỉ huy của Đ/U Hồ Bảo Định để thành lập Phi Đ̣an 219 "Thần Phong Long Mă", và thêm vào đó một số các nhân viên phi hành từ các Phi Đ̣an 211, 213, 215, 217 t́nh nguyện về phục vụ để đưa tổng số nhân viên theo đúng cấp số Phi Đ̣an.

Đợt cải tổ toàn diện lần thứ hai khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh giải tán Biệt Đoàn để cô lập hóa Tướng Kỳ, các Biệt Đội Khu Trục và Vận Tải được trả về đơn vị gốc, và Phi Đoàn 219 được đưa về trực thuộc Không Đ̣an 41 tại Đà Nẵng vào tháng 5 năm 1968 và tiếp tục giữ nguyên nhiệm vụ yểm trợ OPLAN 35. Đ/U Hồ Bảo Định được thay thế với Th/Tá Đặng Văn Phước (cấp bậc và chức vụ sau cùng là Đại Tá Không Đ̣an Trưởng KĐ 51).

Lần cải tổ toàn diện lần thứ ba xảy ra vào mùa Hè 1972, Th/Tá Nguyễn Văn Nghĩa được lệnh di chuyển Phi Đoàn về Nha Trang, trực thuộc Sư Đ̣an II Không Quân, khi đó Hoa Kỳ đă chấm dứt OPLAN 35. Trong 2 năm cuối Phi Đoàn có 3 vị PDT lần lượt là Tr/Tá Nguyễn Văn Nghĩa, Th/Tá Huỳnh Văn Phố, Tr/Tá Phạm Đăng Luân. Từ khi về Nha Trang, nhiệm vụ Phi Đoàn thay đổi, không c̣n thi hành nhiệm vụ hoạt động ngoại biên nữa mà lănh trách nhiệm họat động trong Vùng II Chiến Thuật. Tuy nhiều phi công đàn anh rời Phi Đoàn vào lúc này, nhưng các phi công trẻ mới về phục vụ cũng không để mất đi truyền thống hào hùng của một đơn vị huyền thọai.





--------------------------------------------------------------------------------



Gần 30 năm sau cuộc chiến, tôi mới có dịp ngồi ôn lại dĩ văng để ghi lại những ḍng chữ này, nhớ đến các Anh trong Phi Đ̣an 219, từ những người đă anh dũng hy sinh nơi chiến trận, cho đến những người c̣n lại quê nhà cũng như những người đang sống xa quê hương trên cùng khắp mặt địa cầu này. Các Anh luôn sống măi trong tim tôi. Những vui buồn, đau thương, mất mát của những năm sống bên "nỗi chết không rời", bây giờ nh́n lại quả thật là những năm "đẹp" nhất trong đời mà tôi không bao giờ quên được.

Tôi về tŕnh diện Phi Đoàn 219 vào giữa tháng 5 năm 1968 sau khi hoàn tất khóa Cơ Phi tại Trung Tâm Huấn Luyện Nha Trang cùng với 5 người bạn cùng khóa. Khi đó Phi Đoàn vừa hoàn tất đợt cải tổ lần thứ hai, được tái phối trí trực thuộc Không Đ̣an 41 v́ Biệt Đoàn 83 được lệnh giải tán.. Sau khi tŕnh diện Th/Tá Phi Đoàn Trưởng Đặng Văn Phước, chúng tôi được giao lại cho hai vị Trưởng Toán Cơ Phi (Chief Mévos) là Ch/u Phan Văn Tưởng & Ch/u Hồ Văn Nguyên để được hướng dẫn về cách làm việc của Phi Đ̣an. C/U Tưởng tuy đă lớn tuổi và có rất nhiều giờ bay nhưng ông vẫn không sờn ḷng bay bổng, ông rất vui vẻ và thương mến chỉ dẫn chúng tôi, trong khi đó C/U Nguyên ít nói khó tính và không c̣n đi bay nữa.

Qua hôm sau chúng tôi được đi cắt đi bay ngay vi lúc đó Phi Đoàn đang thiếu Cơ Khí Viên Phi Hành (gọi tắt là Cơ Phi hay "Mevo" từ tiếng Pháp "Mécanique de Vol", trong khi đó người Mỹ dung danh từ "Flight Engineer"), sau một tuần đi bay liên lạc và huấn luyện, chúng tôi được cho thả hành quân.

Hơn 4 năm đồn trú tại Đà Nẵng, tôi không thể nào quên những cơn nắng cháy da và những cơn gió Lào nóng như cát rang trong chảo của mùa hè ở Miền Trung, rồi khi mùa mưa tới, những cơn băo với gió thổi mạnh đến cả trăm cây số giờ thổi bay tất cả nhà, và những trận mưa dầm gây lụt lội khắp nơi. Bay ở trên cao tôi nh́n xuống thấy nước ngập che phủ nhà cửa, cây cối, lâu lâu có một vài căn nhà trên đồi c̣n sót lại trơ trọi như những ḥn đảo nhỏ. Khi mùa rét tới, bầu trời trần mây thấp, che kín ảm đạm u sầu, ai nấy co ro trong những cơn gió lạnh ẩm sũng nước, luồn qua áo quần như cắt da, cắt thịt.

Kỷ niệm đầu đời đi bay của tôi là phi vụ liên lạc với anh Đinh Quốc Thinh. Tôi chưa biết đọc phi lệnh, nên không biết là phi vụ cất cánh thật sớm nên cứ tà tà "xây chừng sịt tẩy" cho đến khi Nghiêm chạy ra báo phi cơ sắp cất cánh chỉ thiếu cơ phi. Tôi hoảng hồn chạy ra bỏ quên cả ấn tín (hộp quẹt Zippo và bao thuốc Capstan). Ra tới nơi cánh quạt phi cơ đang được "engaged" từ từ lấy trớn quay. Tôi sợ quá cứ bài vở thi hành, trước khi bay phải làm tiền phi, bèn mở nắp nhớt ra để kiểm tra, th́ lập tức nhớt trong b́nh phun ra đầy mặt và quần áo, rất may mà mới mở máy chứ không bị phỏng nặng rồi. Anh Thinh vội leo xuống và đẩy tôi lên máy bay, trong lúc trời c̣n tối, rồi nói: "Đi lên nhanh lên, Kỹ Thuật nó ra, trông thấy nó cười chết!", và anh Thinh bay thẳng sang căn cứ Non Nước của Biệt Kích Lôi Hổ nằm gần ḥn núi Ngũ Hành Sơn ngó ra băi biển Mỹ Khê. Trong lúc mọi người vào ăn sáng, tôi ở ngoài "parking" cởi quần áo tắm giặt bằng xăng, nên cũng chỉ trong chốc lát thôi là sạch và khô ngay, sau đó tôi mới vào "mess hall" (pḥng ăn) ăn sang chờ phi vụ. Tôi nh́n quanh thấy có nhiều người nh́n tôi v́ người tôi bốc lên toàn mùi xăng và tay tôi th́ khô mốc trắng lên.

Thời đó một Phi Hành Đoàn H-34 "Choctow" chỉ có 3 người, Trưởng Phi Cơ, Hoa Tiêu Phó, và Cơ Phi kiêm nhiệm Xạ Thủ Phi Hành sử dụng Đại Liên M60, về sau khoảng giữa năm 1972, Phi Đoàn mới chuyển sang bay UH-1 "Huey", lúc đó có thêm Xạ Thủ Phi Hành thủ một khẩu M60 ở cửa bên kia. Phi Đoàn 219 chuyển sang UH-1 sau các Phi Đoàn khác 2 năm, v́ Trực Thăng H-34 tuy nặng nề, cồng kềnh, khó bay nhưng lại rất thích hợp với các phi vụ đặc biệt này v́ nó có thể chịu đạn được, nhiều khi phi cơ bị trúng đạn nặng nề mà vẫn có thể đáp khẩn cấp an toàn được để chiếc bay "air cover" (c̣n gọi là "chase ship") nhào xuống cứu kịp.

Tai nạn đầu tiên xảy ra cho tôi vào ngày 5 tháng10 năm 1968 khi đi bay chiếc số 2 trong Phi Hành Đoàn (PHĐ) với hai anh Nguyễn Tấn Trọng và Phạm Ngọc Sâm, sau chiếc "lead" của PHĐ Anh Phan văn Thanh, và trước chiếc số 3 của PHĐ anh Nguyễn Tấn Hiền. Các Trưởng Phi Cơ vào Pḥng Hành Quân "briefing", c̣n chúng tôi ăn sáng trong "Club" chờ. Ngày hôm đó chúng tôi được lệnh thả 1 toán 7 người phía Tây A Shau. Anh Thanh bay chiếc đầu thả 4 c̣n Anh Trọng chiếc thứ nh́ thả 3 "troops". Anh Hiền bay "air cover". Khi Anh Thanh xuống, ở dưới địch quân bắn lên dữ dội, nhưng Anh Thanh chẳng nghe ǵ cả tiếp tục thả (mọi người vẫn thường gọi anh là Thanh Điếc), rồi tới lượt chiếc thứ nh́ tiếp tục xuống thả 3 "troops" c̣n lại. Khi anh Trọng thả xong, vừa cất cánh bay ṿng để lấy hướng đi lên th́ tôi thấy rơ ràng có mấy tên địch chạy ra bắn theo, và phi cơ bị bắn trúng mấy phát nghe bộp... bộp... Lúc đó tôi thấy chùm giây điện trước cửa pḥng hành khách bị cháy, tôi vội tháo một găng tay ra đập c̣n một găng kia tôi chụp vào chùm giây dập tắt nó ngay, nhưng chưa kịp mừng th́ ở dưới tiếp tục bắn lên, trúng ngay trước chân tôi. Tôi trông thấy rơ ràng sàn tàu mở ra trong khoảnh khắc, rồi xăng phụt lên, tôi vội đạp lên chặn không cho xăng phụt ra cháy, th́ tầu liền bị thêm một phát đạn nữa, tôi thấy bộ phận "transmission" truyền lực cho cánh quạt ở trên đầu bắt đầu chảy nhớt. Tôi báo cáo t́nh trạng cho anh Trọng biết, anh nói: "Bịt nó lại!!!", nhưng làm sao bịt được lỗ đó, vừa to lại vừa nóng. Anh Trọng t́m hướng đáp khẩn cấp, khi xuống tới đất, cỏ voi cao hơn cả máy bay. Anh Trọng từ trên "cockpit" cao nhảy xuống và chạy rất nhẹ nhàng (h́nh như anh có vơ th́ phải), c̣n anh Sâm nhảy xuống vội chụp cây đại liên và kêu tôi ôm giây đạn chạy theo anh. Thật là khó chạy v́ cỏ rất dầy và cao mà giây đạn th́ có khía nên cứ giật người lại, lại c̣n nghe địch bắn theo cóc... cóc... cóc... và tiếng đạn bay trên đầu nghe rào... rào... rào... Anh Hiền bay trên theo dơi chúng tôi chạy và lao xuống rước. Trời ơi máy bay cao thế mà anh Trọng nhảy lên dễ dàng (đúng là anh có vơ thật), c̣n tôi và anh Sâm leo lên măi không được. Anh chàng "Medic" người Mỹ trên máy bay và thằng Năng bèn lôi tôi và anh Sâm lên. Anh Sâm lập tức nhảy đến bên hông cửa sổ rút súng "rouleau" ra chỉa xuống, thấy vậy tôi cũng bắt chước núp bên cửa sổ trên móc Colt 45 ra lên đạn và cũng chỉa xuống, nhưng khi lên đạn, cơ bẩm chạy ra giữa, thôi chết hết đạn rồi. Tôi quê quá tiu nghỉu ngồi xuồng ghế, thật là lính mới ṭ te. Sau đó Anh Thanh gọi khu trục đến oanh tạc phá hủy máy bay. Khi về đến Phi Đoàn, Th/Tá Đặng Văn Phước Phi Đ̣an Trưởng và Đ/T Nguyễn Văn Khánh Không Đoàn Trưởng ra bắt tay ba người về từ đỉnh núi, rồi thưởng mỗi người một ly rượu mạnh. Buổi chiều Th/Tá Phước dẫn toàn bộ Nhân Viên Phi Hành trong Phi Đoàn ra nhà hàng Việt Nam bên bờ sông Hàn khoản đăi. Sáu tháng sau, ngày 31 tháng 12 năm 1968 tôi nhận được một huy chương Phi Dũng Bội Tinh với Cánh Chim Đồng theo Quyết Định số 1108/TTM/TQT tử phi vụ này. Sau tai nạn này tôi được thăng cấp Hạ Sĩ kể từ ngày 09 tháng 08 năm 1968 do Quyết Định số 13903/PCHC ngày 26 tháng 11 năm 1968.

Tai nạn thứ hai đến với tôi ngày 30 tháng 11 năm 1968 khi đi bay với PHĐ anh Nguyễn Văn Minh và anh Hướng Văn Năm. Chúng tôi 4 chiếc King Bees do anh Huỳnh Văn Phố chỉ huy với các Trưởng Phi Cơ (TPC) 3 chiếc sau theo thứ tự anh Nguyễn Văn Minh, anh Tôn Thất Sinh, anh Nguyễn Kim Huờn. Trong lúc "stand by" tôi đi vào nhà vệ sinh, nói là nhà vệ sinh cho sang, nhưng thật ra chỉ có hai miếng gỗ bắc ngang thùng phuy để ngồi chồm hổm lên, phía dưới đựng dung dịch hóa học cho bớt hôi đi, chung quanh có mấy tấm ván che ngang vai ḷi đầu ra ng̣ai. Tôi ngồi trút bầu tâm sự th́ anh Năm vào pḥng cầu kế bên, tḥ dầu ra nói chuyện với tôi. Hai anh em tâm sự nhiều. Anh Năm hỏi nhiều về gia đ́nh tôi, tôi không ngờ đây là lần tâm sự cuối cùng của anh Năm. Đang nói chuyện th́ chợt nghe thấy tiếng H.34 sành... sạch... Ngoài đường, Anh Năm la lên: "Chết rồi! Bay! Bay!". Thế là hai anh em vội vàng ngưng việc vệ sinh, vội kéo áo bay lên, rồi thật lẹ làng phóng ra phía cổng. Anh Năm người dong dỏng cao và chay thật nhanh, thế là Phi Vụ bắt đầu.

Lượn một ṿng 4 chiếc C H.34 lần lượt đáp xuống Phi Trường Cam Lộ, gọi là PT nhưng đây chỉ là một đường đất mới làm phẳng và hai bên c̣n đang đào cống rănh ngổn ngang. Sau một lát "leader" vào Bộ Chỉ Huy (BCH) họp và lấy lệnh hành quân trở ra, các Trưởng Phi Cơ chụm nhau lại bàn tính, cuối cùng quyết định để Anh Tr/u Nguyễn Kim Huờn ở lại, chỉ có 3 chiếc đi thôi, v́ đây là một phi vụ đặc biệt, thả một tù binh Bắc Việt về đơn vị gốc của họ, và phía Mỹ đă "contact" với địch quân, họ đă đồng ư sắp xếp vị trí đáp ở khu vực gần đường ṃn 922 Hạ Lào. Anh Huờn ở lại theo yêu cầu của anh Minh (c̣n gọi là Minh Bánh Bèo). Khoảng 14 giờ ba chiếc H-34 lần lượt cất cánh và trong giây lát chỉ c̣n là những chấm nhỏ rồi mất hút tận chân trời... C̣n lại ba thầy tṛ Huờn - Long (đen) - Mẫn, anh Huờn tâm sự: "Tôi là bạn thân của thằng Minh, v́ tôi mới ra Phi Đoàn có vài ngày, và đây cũng là phi vụ đầu tiên ở 219 nên thằng Minh nó không muốn tôi đi nên nó đă t́nh nguyện bay thế chỗ của tôi".

Cho tới khoảng 16 giờ 30, chúng tôi bắt đầu nghe tiếng H-34 và chỉ thấy có một chiếc bay về, mọi người giật ḿnh và cảm thấy hoang mang, lúc đó mây bắt đầu xuống thấp, và chúng tọi cứ nghĩ là hai chiếc c̣n lại đang ở trên mây, nhưng chỉ có anh Phố đáp xuống, anh cho biết khi anh đáp xuống thả tù binh, hai chiếc H-34 của anh Minh & Sinh bay "air cover" ở trên trời. V́ anh Minh và anh Sinh bay ṿng chờ quá xa LZ (Landing Zone - Băi Đáp), đi ra ng̣ai vùng ấn định, v́ lư do bảo mật nên khu vực khác của địch quân không biết sự giao ước này, v́ thế họ bắn pḥng không lên và trúng phi cơ của anh Minh. Anh Phố nh́n thấy phi cơ anh Minh xịt khói trắng và đâm nhào xuống đất gẫy làm ba khúc, và chỉ trông thấy một nón trắng văng ra. Anh không nhận nghe một tín hiệu cấp cứu nào cả, ở dưới địch quân bắn lên như đan lưới. Biết không thể làm ǵ được, anh ra lệnh bay về, nhưng anh Sinh không chịu, nhất định ở lại t́m kiếm. Mọi người chờ đợi ở căn cứ Cam Lộ, thật là sốt ruột và lo lắng. Măi đến 17 giờ 30, trời vừa hơi sẩm tối, chúng tôi mới nghe tiếng máy bay từ xa vẳng lại, nhưng v́ mây phủ nên không thấy đâu cả. Anh Phố vội lên mở vô tuyến và liên lạc, thi thấy anh Sinh mờ mờ trong đám khói mây, vừa kịp chui xuống th́ mây bít lại. Anh Sinh tỏ vẻ rất "upset" v́ đă không cứu được PHĐ anh Minh, anh Năm.

Anh Sinh kể lại khi anh Minh bị bắn rớt, anh bay lượn nhiều ṿng lúc xuống thấp, lúc lên cao, cố gắng xem có ai c̣n sống sót, ở dưới đạn bắn lên cứ như mưa, anh liên lạc vô tuyến cứ gọi rồi lại gọi xem anh Minh hoặc anh Năm có c̣n ai trả lời không, nhưng vẫn bặt vô ấn tín, cuối cùng thất vọng anh đành quay trở về. Nhưng khi trở về th́ mây đă kéo ra bít kín, cứ thế anh cưỡi mây nhắm hướng trở về. Anh Sinh cũng may mắn thoát chết nhờ một lỗ hổng nhỏ chui xuống đáp, nếu không xăng đă gần cạn v́ bay quá lâu t́m kiếm và mây phủ không thấy đất th́ không biết sẽ như thế nào. Khi về tới Đà Nẵng, anh Huờn vừa kịp kư "Circuit d'Arrivée" về Phi Đ̣an 219 lại vội vă kư "Circuit de Départ", anh đi để tránh nỗi ám ảnh đau thương mà một người bạn v́ thương anh đă thế chỗ cho anh, chắc hẳn anh c̣n phải nhớ măi điều này.

Đầu năm 1969, PHĐ Nguyễn Thanh Liêm, Bạch mạnh Hùng, Lợi bị bắn cháy máy bay tại vùng hành quân A Shau - A Lưới. Khi rơi xuống, anh Liêm và anh Hùng bị phỏng nhẹ, địch quân phát hiện máy bay rơi bèn đến ngay lập tức. Họ dùng mă tấu phát cỏ để truy t́m. Mevo Nguyễn Văn Lợi chạy một nẻo, hai Pilots chạy một nẻo. Hai anh bị mă tấu phát cỏ ngang đầu, cố nằm rạp xuống để tránh bị phát hiện, v́ cỏ cao và dày nên địch quân không t́m được, chỉ nghe họ chửi đổng: "Mẹ bố nó! Mới rơi đây mà chúng nó đă chạy đâu mất rồi!". Rồi họ cũng sợ bị phát hiện và bị máy bay oanh kích, nên bỏ đi ngay. Cũng chính v́ điều này khi máy bay ṿng chờ suốt buổi sáng cho đến trưa để t́m hai anh mà không thấy, măi mới đón được hai anh "pilots", nhưng vẫn chưa thấy Mevo Lợi đâu cả. Cho đến gần xế chiều mới t́m ra Mevo Lợi. Sau chuyến này hai "pilots" được đưa về nằm bệnh viện dưỡng thương, rồi sau đó về Bộ Tư Lệnh Không Quân nhận nhiệm vụ mới, c̣n Mevo Lợi được nghỉ phép vài ngày để ổn định tinh thần v́ không bị thương. Nhưng Mevo Lợi đă đi phép đến vài tháng, sau phải rời Phi Đoàn.

Tháng 3 năm 1969, PHĐ Nguyễn Văn Du - Lê Long Sơn - Hồ Đắc B́nh bị bắn rơi gần đỉnh "Leghorn", một căn cứ truyền tin điện tử bí mật đặt trên đỉnh núi cheo leo, rất khó tấn công nằm trên đất Lào phía Đông cao nguyên Bolovens, ngó xuống trục lộ chính của hệ thống Đường Ṃn HCM. Bị địch quân đuổi bắt, anh Du chạy và bị bắn chết, c̣n anh Sơn (Sơn đen), và Mevo B́nh bị bắt. Họ sợ hai người này chạy nên bắt cởi bỏ giầy đi chân không, trời ơi đau vô cùng. Chuyến này Anh Trần Văn Phước (Phước Đạo Dừa) làm "leader".

Ngày 4 tháng 4 năm 1969, PHĐ Tôn Thất Sinh - Vũ Tùng - Phương nhận phi vụ vào tiếp tế cho một Team ở Ngă Ba Biên Giới qua khỏi Leghorn. Tin t́nh báo cho biết địch quân rất đông nằm chắn ngang đường bay, v́ thế chỉ có một đường vào là phải bay ṿng qua một dăy núi rất xa mới đáp tiếp tế được. Khi tiếp tế xong, anh Sinh quyết định bay thẳng không đi ṿng nữa, khi bay ngang nơi địch quân như đă được báo, ở dưới bắn pḥng không lên như mưa, cuối cùng anh báo trên vô tuyến: "Tao bị thương rồi", và máy bay anh đâm nhào xuống đất, cháy ngay lập tức. Hỏa lực địch quân rất mạnh không thể nào tiến sát chỗ anh rơi được, phải chờ cho đến khi phi tuần khu trục phản lực F4 Phantom của Mỹ đến giải tỏa bớt được hỏa lực địch, các máy bay đi cứu cũng chỉ bay lại gần thôi, v́ hỏa lực địch quân vẫn chống trả, trên cao quan sát thấy máy bay của anh chỉ c̣n lại phần động cơ phía trước như cái cùi bắp, c̣n lại hoàn toàn cháy rụi.

Tháng 5 năm 1969, PHĐ Trần Văn Phước (Đạo Dừa) - Copilot? - Trần Tuấn Năng thả "team" gần Leghorn khi đáp xuống bị bắn, Mevo Năng bi thương nơi cánh tay và bàn tay trái, may mắn một viên đạn trợt ngang mắt kinh Rayban làm găy gọng, nhưng nhờ vậy nên viên đạn trợt ra ngoài, Năng được giải ngũ từ dạo đó. Trong thời gian này, những phi công Hoa Kỳ của Phi Đoàn Trực Thăng Vơ Trang Cobra 361 PINK PANTHER đi theo hộ tống (escort) yểm trợ hỏa lực đă chứng kiến tận mắt, nên đă hết lời tán dương Phi Đoàn 219 KINGBEE và Đ/U Trần Văn Phước trong bài viết trên tạp chí HAWK của Không Lực Lục Quân Hoa Kỳ (Army Aviation).

Tháng 5 năm 1969, PHĐ Crossman - Thái - Toàn bị tai nạn ở vùng Bạch Mă. Major Crossman là một phi công phản lực của KQ/HK, ông không rành về bay trực thăng, nhưng khi về làm cố vấn Phi Đoàn 219, ông được các Anh Huấn Luyện Viên tập bay. Ông rất thông minh nên tiếp thụ rất nhanh, sau một thời gian gần một năm trời, ông bay tập chuyên cần và đă ra được Trưởng Phi Cơ. Ông bay vững, và phải nói ông là người rất tốt, và có đạo đức, được mọi người quư mến và nhớ măi. Th/u Thái cũng vừa về Phi Đoàn chưa bao lâu, và đến Mevo Tr/s I Toản, cũng vừa chân ướt chân ráo từ Phi Đoàn 215 ra. Nhân có một phi vụ rước "Team Local", ông Crossman muốn đi thử một chuyến, nhưng khi nhận được chi tiết và địa điểm ở Núi Bạch Mă th́ anh Nghĩa và anh Phố khuyên ông không nên đi v́ vùng này gió xoáy và "turbulence" đánh dữ lắm. Nhưng ông Crossman cứ khăng khăng đ̣i đi, đúng như dự đoán khi ông bay đến nơi vừa "hover" để Mevo Toản thả thang giây xuống cho "team" leo lên, th́ "turbulence" đánh dữ dội. Ông không c̣n điều khiển phi cơ được, phi cơ bị gió hút xuống, ịn ngay tại chỗ. Mevo Toản v́ mới ra Phi Đoàn nghe nói là đi hành quân thường bị bắn, nhưng anh cũng không biết đây là "team local" ít đụng địch, nên anh không đứng mà nằm xuống sàn tàu, khi tầu đập xuống đất anh bị dập ngực xuông sàn và chết ngay. Sau đó Phi Đoàn yêu cầu Không Quân Hoa Kỳ mang máy bay CH-53 Jolly Green, loại này rất mạnh và to lớn hơn H-34, đến lấy hai "Pilots và Team" ra. Khi chiếc CH-53 đến nơi, họ "hover" thả "hoist" (máy thả giây) xuống kéo từng người một lên, ông Crossman nhường cho Th/u Thái lên trước nhưng khi "hoist" kéo anh Thái gần lên đến máy bay th́ chiếc CH.53 này cũng không chịu nổi gió xoáy nên cũng bị rớt xuống ngay, thật không may cho anh Thái, phi cơ rơi xuống và đè chết anh. Lúc đó buộc ḷng Major Crossman phải theo "Team" đi đường bộ về, sau này ông Crossman rất ân hận v́ đă không nghe lời anh Phố, ông xin về nước với nỗi ân hận khôn nguôi. (C̣n Tiếp).

hoanglan22 11-16-2018 04:17

phần 2

Năm 1969 qua đi với nhiều đổi thay. Bên Hoa Kỳ, Tổng thống Nixon đă thắng cử và nhậm chức Tổng thống từ đầu năm 1969, và bắt đầu chương tŕnh Việt hóa chiến tranh, để xoa dịu phong trào phản chiến trong nước Mỹ.
Về mặt chính trị, ḥa đàm Paris vẫn cù cưa sau hơn một năm chưa qua khỏi giai đọan sơ khởi tranh luận về h́nh thể bàn họp h́nh tṛn hay h́nh vuông. Trong khi đó ngoài chiến trường, binh lính hai bên vẫn tiếp tục ngă xuống để các nhà ngoại giao trong bàn họp có thể nói trong thế mạnh, một thủ đọan đàm phán được mệnh danh là "vừa đánh vừa đàm".
Mức họat động của Bắc quân trên đường ṃn Hồ Chí Minh gia tăng mănh liệt. Hà Nội đưa quân bổ xung và đồ tiếp liệu khởi đi từ miền Bắc qua cầu Hàm Rồng vào miền Trung để đến Đèo Mụ Già, điểm xuất phát của đường ṃn Hồ Chí Minh vào Lào Quốc. Đoàn quân này sẽ đi theo lộ tŕnh cả ngàn cây số để xâm nhập vào miền Nam qua ba ngơ chính: Đường 9 Nam Lào qua Khe Sanh, Tà Bạt, A Shau, A Lưới để vào vùng I Chiến Thuật; ngơ thứ hai là từ vùng Ba Biên Giới đi vào Cao Nguyên Trung Phần qua ngă Ben Het, Daktô để vào Kontum, Pleiku của Vùng II Chiến Thuật; và ngơ thứ ba để vào Vùng III Chiến Thuật là đường ṃn Bùi Gia Mập. Trung Ương Cục Miền Nam (Cục R) đầu năo chính trị và quân sự của Cộng quân điều khiển chiến trường miền Nam thường xuyên di động trong vùng Đông Bắc Cao Miên sát biên giới Miên-Việt trong các tỉnh Tung Streng, Mondol Kiri, Snoul, Kratié. Do đó Phi Đoàn 219 được lệnh phải thành lập thêm hai biệt đội cho hai căn cứ xuất phát mới là Ban Mê Thuột và Quản Lợi (B́nh Long) để đáp ứng nhu cầu chiến trường.
Những năm hoạt động tại biên giới vùng I, chúng tôi làm việc chung với các phi công trực thăng vơ trang của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ, một đơn vị rất tinh nhuệ và có truyền thống gan dạ của Quân Đội Mỹ, họ nổi tiếng trong Thế Chiến Thứ II tại chiến trường Thái B́nh Dương qua các trận lừng danh như Saipan, Okinawa v.v... Các phi công của Phi Đoàn Scarface (Mặt Thẹo) rất gan dạ, họ lấy biểu hiệu cho PĐ này là "hover cover" (bay đứng một chỗ để bắn yểm trợ). Nhưng họ đă phải nghiêng ḿnh bái phục trước hành động quả cảm của "An Cào Cào" như trong bài trích dưới đây của Mike Brokovich trong hồi kư "A Few Good Men" kể lại một cuộc hành quân phối hợp giữa King Bees và Scarface về trường hợp một chiếc "gunship" của Scarface bị bắn rơi trong một cuộc hành quân bên Lào:
" ...Chiếc trực thăng vơ trang UH-1B của TQLC Mỹ bị bắn trúng, bốc cháy và rơi xuống ḍng sông. An đang bay, chiếc King Bee H-34 bèn nhào xuống vớt được Thiếu tá Hill và Hạ sĩ Dean đang trôi trên sông cách chỗ máy bay rớt 100 thước, rồi giao lại cho một chiếc UH khác của Hoa Kỳ, sau đó An không cần bay lên cao, cứ là là bay ngược lại chiếc phi cơ đang cháy để t́m hai người c̣n lại là Ron Janousek và Bruce Kane, hai bên sông, địch quân bắn theo như mưa. An bay đứng tại chỗ trên chiếc phi cơ đang cháy, tḥ đầu ra ngoài cửa sổ ngó t́m. Rồi An đưa chiếc bánh đáp của H-34 móc vào càng chiếc UH-1B đang cháy kéo lên để nh́n vào trong xem có ai c̣n sống bị kẹt trong đó không? Trong khi đó lợi dụng chiếc H-34 bay đứng một chỗ địch quân lại càng bắn mănh liệt hơn. Nhưng An không thấy có ai trong đó cả, khi đó An mới bay lên. Chúng tôi không tin ở mắt ḿnh khi thấy An làm vậy v́ ngoài việc bị địch quân bắn xối xả, chiếc H-34 có thể bị dính vào chiếc phi cơ bị nạn và bốc cháy theo. Đây là một trường hợp trong nhiều trường hợp về những hành vi anh dũng của An nói riêng và của các phi công King Bees nói chung".
Các phi công Panthers trực thăng vơ trang Cobra của Lục Quân Mỹ làm việc chung với King Bees ở vùng II và phi công Green Hornets của Không Quân Hoa Kỳ bay trực thăng vơ trang UH-1N ở vùng III cũng đều có những nhận xét tương tự về các phi công King Bees. Sau hơn 20 năm, gần đây Tổng thống Hoa Kỳ đă kư một bản tuyên dương PĐ 219, và gửi tới Thiếu tá Nguyễn Quí An (An Cào Cào) hiện cư ngụ tại San José, California. An bị bắn cháy trên trời tháng 9 năm 1970, nhưng vẫn điều khiển được chiếc H-34 đáp khẩn cấp và thoát ra trước khi phi cơ nổ. Nhưng hai tay anh bị cháy quá nặng, nên bị cưa, và An được giải ngũ. Sau năm 1975, T/T An bị kẹt lại và v́ khuyết tật nên không bị cải tạo lâu, cho nên khi phong trào HO cho các SQ có ít nhất 3 năm tù cải tao qua tỵ nạn th́ T/T An không thuộc diện này. Nhưng những quân nhân Mỹ ngày trước được An cứu, ngày nay có nhiều người ra làm chính trị trở nên Thượng Nghị sĩ và Dân biểu Liên Bang. Họ đă t́m cách đưa T/T An qua Hoa Kỳ chữa bệnh, và đệ nạp môt sắc luật đặc biệt lên Quốc Hội để T/T An trở thành thường trú nhân, và T/T An đă có thẻ xanh với nỗ lực của cộng đồng VN (10 ngàn chữ kư) và của các người bạn Hoa Kỳ c̣n nhớ tới ân t́nh ngày trước.
Những phi vụ biệt kích được coi là nguy hiểm v́ luôn luôn phải đi sâu vào ḷng đất địch với hỏa lực yểm trợ tối thiểu. Các phi công bị bắn rớt, nếu không được cứu liền để qua ngày hôm sau th́ sẽ không c̣n nhiều cơ hội để cứu nữa. Ngoài ra, một kẻ thù nguy hiểm hơn thế nữa là thời tiết. Rặng Trường Sơn phân chia biên giới Việt Lào, nhưng cũng là nơi phân chia biên giới sống và chết của các phi công tài ba. Mùa mưa gió Nồm thổi từ phía Nam lên mang theo mưa giông và mây mù che phũ đường về. Thời tiết có thể tương đối c̣n tốt trên đường xuất phát vượt rặng Trường Sơn qua phía Tây,nhưng khi hoàn tất phi vụ trở về phía Đông Trường Sơn, mây đă bít kín đường về. Núi non chập chùng không có "radar" hướng dẫn, bay trong mây như hiệp sĩ mù nghe gió kiếm, nhiều khi xuống sát ngọn cây mới thấy đất, hú hồn thấy ḿnh c̣n sống. "Hùng Râu Kẽm" đă mất tích không t́m thấy xác trong trường hợp này khi báo cáo lần cuối là chỉ c̣n 15 phút nữa là đáp. Trong năm 1970, PĐ 219 bị thiệt hại nặng nề khi hai PHĐ số 1 và số 2 của một phi tuần 3 chiếc bị thiệt mạng v́ thời tiết xấu tại vùng Kontum. Đây là nột kỷ niệm trong đời mà tôi sẽ không bao giờ quên được.
Ngày 11 tháng 05 năm 1970, Biệt Đội 219 làm việc tại B.15 Kontum chỉ có 4 PHĐ gồm có Flight Leader là anh Nguyễn Văn Tưởng và Trưởng phi cơ 3 chiếc c̣n lại là anh Ngô Viết Vượng & anh Đặng Văn Cung đều là I.P. (Instructor Pilot) của Phi Đoàn, c̣n anh Trần Văn Long lúc đó vừa mới ra Hoa Tiêu Chánh. V́ chỉ có 4 Crews và đến 3 người là I.P. nên anh Tưởng chi cho mỗi ngày bay 3 Crews để anh em c̣n có thời gian nghỉ ngơi. Hàng ngày, 3 PHĐ bay lên Đức Cơ trực ở đó, thời gian này chiến trường Cambốt đang sôi động với cuộc hành quân vượt biên đánh qua Miên để tảo thanh an toàn khu Lưỡi Câu và Mỏ Vẹt của Cộng quân do Đại tướng Đỗ Cao Trí chỉ huy. Tổng Tham Mưu ra lệnh Phi Đoàn đưa một Biệt Đội từ Đà Nẵng vào nằm chờ lệnh tại trại Biệt Kích Quyết Thắng để thi hành phi vụ mật vào Nam Vang, để nếu cần yểm trợ Tướng Lon Nol mới đảo chánh nhà vua Cao Miên Sihanouk.
Sáng sớm ngày 11 tháng 05 năm 1970, anh Tưởng đến phiên được nghỉ, c̣n lại ba Phi Hành Đoàn làm việc sửa soạn lên đường bay lên Đức Cơ. Lúc này v́ là mùa mưa nên trời ẩm thấp mây mù lất phất chưa tan mặc dù đă hơn 8 giờ sáng, ba chiếc lần lượt cất cánh bay thẳng về hướng Đức Cơ, khi gần đến làng Toumorong trời bắt đầu mưa, anh Cung yêu cầu tất cả bay lên cao để có thể tránh mưa ở dưới thấp. Trời mỗi lúc lại càng mưa lớn hơn, mây mù khắp nơi, càng lên cao trời càng đen. Anh Trần văn Long biết tài năng của ḿnh có giới hạn nên gọi vô tuyến VHF báo cáo trưởng đoàn là anh Vượng xin quay trở về. Anh Vượng đồng ư và nói nếu anh Cung muốn về th́ dẫn anh Long về. Anh Long được lệnh bèn hạ thấp xuống bay về, trong phi cơ này tôi bay cơ phi với anh Long. Nhưng anh Cung không về.
Anh Long cho phi cơ xuống nhưng mây mưa càng lúc càng nhiều, không thấy đâu là trời đất cả, và bất th́nh ĺnh tôi trông thấy những thửa ruộng vuông vuông phía dưới càng lúc càng dâng lên. Tôi vội la lên: "Coi chừng tới đất!". Anh Long vội kéo phi cơ khựng lại, vừa chấm mái nhà của người Thượng tại đây. Trời vẫn c̣n mưa như trút, anh Long phải vừa bay vừa Hover từ từ quay về KonTum, trong khi đó, trên vô tuyến của máy bay tôi nghe được giọng của anh Cung nhắc nhở: " Qua trái! Núi!... Qua phải! Núi!", rồi một lát sau tôi nghe tiếp cũng giọng của anh Cung: "Vượng ơi! Đi như vậy là giết hết anh em rồi!". Và đó là tiếng nói cuối cùng của anh mà tôi đă được nghe.
Nói về anh Long sau đó gọi nhiều lần cho anh Vượng và anh Cung nhưng không nghe ai trả lời cả, anh vội vàng lầm lũi bay về, nhưng thật t́nh không biết tâm trạng anh lúc đó như thế nào, chỉ có anh Yên là có thể đoán được thôi, v́ anh Yên ngồi kế bên, c̣n tôi th́ không nghe anh nói ǵ cả. Khi bay về tới KonTum, anh bay thẳng ra phố và cứ thế ṿng ṿng chung quanh phố chính đường Lê Thánh Tôn nhiều ṿng xong anh quay về đáp xuống Parking B.15, chờ một lát th́ qủa thật PHĐ anh Tưởng vội vă quay về trại. Anh chạy ngay ra "parking" hỏi: "Chuyện ǵ vậy Long?" Anh Long mếu máo: "Anh Vượng & Cung bay vô mây và không liên lạc được!" Anh Tưởng nói: " Chắc tụi nó bay tới Đức Cơ rồi chứ ǵ?". Rồi anh Tưởng lên máy bay không mở máy mà chỉ mở vô tuyến gọi thử cũng không nghe trả lời, anh Tưởng vội vào Bộ Chỉ Huy của Chiến Đoàn nhờ gọi thẳng lên Đức Cơ hỏi xem hai chiếc đă đáp chưa, và được biết chưa có chiếc nào đến Đức Cơ cả. Bấy giờ anh mới hoảng chạy thẳng ra phi cơ mở máy và tiếp tục gọi. Trời bắt đầu sáng và nắng bắt đầu tỏa xuống vạn vật, Anh Tưởng và anh Long mỗi người một chiếc bay lên và thi nhau gọi: "Vượng nghe không Vượng? Cung nghe không Cung? " và cứ thế hai anh thi nhau gọi, sau đó anh Tưởng gọi về phi trường Cù Hanh ( PleiKu ) hỏi xem có chiếc nào đáp không, nhưng ở đó họ cũng trả lời không thấy, rồi anh Tưởng hỏi các đài không lưu ở khắp nơi, nơi nào có thể liên lạc được anh đều hỏi, nhưng vô vọng không ai phát hiện thấy hai chiếc TT này cả. Hai anh cứ tiếp tục hỏi và bay ṿng trên núi cao ngăn đôi giữa KonTum và Đức Cơ , nói rơ hơn dăy núi này ngăn cách giữa làng Toumorong và làng Plei Jereng (Đồn của LL.ĐB gọi là Lệ Minh) và cứ thế mà bay ṿng cho đến trưa. Khoảng gần 12 giờ, đang bay trên đỉnh núi th́ bất chợt tôi nhận thấy có một vài nhánh cây mới gẫy trên ngọn và c̣n tươi, Tôi vội báo ngay cho anh Long: "Anh Long ơi! Hướng ba giờ có nhánh cây bị gẫy". Anh Long hỏi ngay: "Đâu đâu?", và lập tức anh quay lại và anh bay từ từ theo dấu nhánh cây gẫy một đoạn xa, lúc này nh́n xuống phía dưới thấy một máy bay bị gẫy làm ba, mà máy bay th́ rất nhỏ, như vậy cây ở đây rất cao. Anh Long gọi ngay cho anh Tưởng và hai anh cứ từ từ bay ṿng và lấy rộng ra lần lần, chúng tôi 6 người cứ thế mà dán mắt xuống dưới rừng t́m kiếm, cuối cùng anh Tưởng trông thấy một người đang cầm miếng vải đỏ ở dưới thung lũng sâu cách xa chỗ rơi máy bay nhiều cây số, đàu đội nón nâu như lính Nhảy Dù hay Biệt Động quân, và đang ra tín hiệu, anh Tưởng nghĩ không biết người này đang ra dấu cái ǵ, v́ nếu là lính hay là NVPH ít nhất cũng phải biết sử dụng miếng vải "si-nhan" (Signal). Anh ta là ai và muốn ǵ? V́ Anh ta sử dụng miếng vải đưa lên đưa xuống như vẩy nước ở trong khăn cho khô. Nhưng anh Tưởng cũng phải xuống gần xem. Anh cũng biết v́ thung lũng này bao quanh là núi nếu có ǵ rất khó phản ứng. Xuống gần đến nơi anh nhận ra Mevo Trần Văn Liên. Anh la lên: "Long ơi, Long! Thằng Liên, Long ơi!". Liên là em ruột anh Long, bay cơ phi chiếc anh Cung. Anh Long xúc động quá thảng thốt kêu lên: "Thằng Liên hả Đ/U?", rồi anh quay qua anh Yên nói trong nghẹn ngào: "Yên ơi! Yên mày bay đi tao chắc chết!", rồi anh buông cần lái, không nói thêm được ǵ nữa. Trong khi đó anh Tưởng không thể xuống được nữa v́ dưới đó quá sâu, anh nói với Mevo Nguyễn Thanh Cần ra dấu cho Liên ở đó chờ, anh bay đi xả bớt xăng cho nhẹ Tàu rồi mới xuống được. Anh bay thẳng về Toumorong đáp xuống ruộng xả bớt hai b́nh xăng, sau đó anh bay lên và nói với Mevo Cần buộc giây ba chạc vào Hoist và thả xuống, ra dấu cho nó luồn hai chân vào giây ba chạc và ôm vào sợi giây, Liên lúc đó cũng quá căng thẳng rồi nên anh ta chỉ sỏ một chân rồi ôm cứng lấy sợi giây, và Liên cũng đă được đưa lên tàu. Hai PHĐ bay trở về B.15 và được Liên thuật lại diễn tiến tai nạn:
"Lúc vào trong mây chỉ thấy núi và cây, anh Cung chỉ "hover" lết theo ngọn cây mà bay, sau đó anh quẹt vào cây, và máy bay cứ lao thẳng tới, và vào những nhánh cây lớn và rơi thẳng xuống. Liên chỉ đeo cái Headset mà không đội nón bay, thật là may mắn Liên không bị thương chỉ sây sát sơ sơ trên đầu, Anh dùng băng cá nhân màu nâu quấn ngang đầu, lúc rơi xuống anh Cung c̣n tỉnh táo, leo ra khỏi máy bay, và Liên d́u anh Cung ra xa khỏi nơi tai nạn. Anh mệt quá vá yêu cầu Liên cho anh ngồi nghỉ dưới một gốc cây, sau đó anh nói Liên móc trong túi anh lấy ra cái bóp và cái hộp quẹt Zippo. Anh nói Liên đem về cho vợ con anh, và anh nói là anh bị tức ngực, một lát sau anh Cung nẩy người lên và rút hai chân, hai tay cũng co lại trong tư thế ngồi bay, rồi trút hơi thở cuối cùng , Anh Đ/U ĐẶNG VĂN CUNG đă hy sinh ngày 11/05/1970. Trước khi Anh vĩnh viễn ĺa bỏ gia đ́nh và đồng đội anh đă tức chính bản thân ḿnh "Tại sao không "control" được lại để cho rơi!" và anh đă nấc lên co vào tư thế bay để rồi lịm đi. Liên thấy bất lực trước cái chết của vị chỉ huy của ḿnh, không làm ǵ được, anh cứ thế đi theo triền dốc, càng đi cây cối càng rậm rạp, nghe tiếng máy bay mà không có cách nào ra hiệu cho máy bay thấy cả, v́ cây cao và tàng cây che kín. Sau cùng anh ta xuống đến gần cuối chân núi mới có một khoảng trống, cũng may vừa chạy đến đó th́ anh sắp lả v́ đói và mệt, th́ được máy bay anh Tưởng kịp kéo lên đưa Liên về.
Tiếp tục anh Tưởng, anh Long cùng máy bay quan sát từ Pleiku đua nhau đi t́m chiếc anh Vượng, đồng thời anh Tưởng yêu cầu cho thả Team xuống để đưa xác anh Cung và Th/U Đạt về. Khi thả Team th́ cây quá cao "hoist" và thang giây không thể xuống tới nơi được, phải cho Team tuột giây Thụy Sỉ, khi Team vào đến nơi bị tai nạn, th́ không thể nào lấy được xác của Th/U Đạt v́ Transmission đă đè lên Th/U Đạt chỉ c̣n thấy có nửa mặt phải. Sáng hôm sau, trực thăng đă câu được anh Cung về, cũng vẫn c̣n tư thế ngồi bay, làm mọi người vẫn tưởng anh chết trên máy bay, lập tức xác Anh được đưa vào trại tắm rửa và nắn lại tư thế nằm ngủ. Anh đă cài nịt bụng nhưng quên cài giây choàng vai nên bị cần lái đập vào ngực và mặt, làm mặt anh sưng lên và ngực bầm tím. Thi hài anh được đưa về Đà Nẵng và gởi tại Bệnh viện Duy Tân. Anh Tưởng liên lạc với Trực Thăng. CH-53 của Quân Đội Hoa Kỳ đến thả giây xuông móc vào Main Rotor kéo Transmission lên để Team lôi xác anh Th/U Đạt ra, và thi hài Th/u Đạt đă được mang về, v́ anh đă bị vùi xuống đất và nửa mặt phải ở phía trên nên nửa phần mặt nổi lên trên bị tím đen.

Cuộc t́m kiếm vẫn c̣n tiếp diễn, PĐ 219 cho thêm TT lên tăng cường t́m kiếm, đến ngày thứ ba th́ phi cơ quan sát đă t́m gặp xác máy bay CH-34 ở phía Tây Bắc của nơi anh Cung bị rơi và cách nơi anh Cung khoảng mười mấy cây số, một thung lũng cây thưa thớt. Máy bay đă bị cháy thành tro, trên cao nh́n xuống như ai đă vẽ lại chiếc may bay của anh Vượng. Với nơi trống trải này th́ chắc anh Vượng đă bị Vertigo rồi. Thả Team xuống chỉ c̣n hốt tro ba người và chia đều ra ba túi là :

Anh Đ/U NGÔ VIẾT VƯỢNG -
Tr/U SQ.ĐL LÊ VĂN SANG -
Th/S PHẠM VĂN TRUẬT.
Anh Truật là người có tín ngưỡng rất cao, anh theo đạo Công giáo và mỗi lần khi đi xe ngang qua nhà thờ, anh đều xuống xe dẫn bộ, mỗi khi đi bay trông thấy một chiếc TT câu một chiếc khác, anh đều làm dấu và cầu nguyện ơn trên phù hộ cho những người bị nạn tai qua nạn khỏi. Bây giờ ngày 11/05/1970, các anh đă ra đi. Chúng tôi toàn thể anh em PĐ 219 Đồng Đội của các anh luôn luôn mặc niệm và tưởng nhớ đến các anh cùng cung kính cầu nguyện cho các anh sớm về cơi Vĩnh Hằng.
Sau khi thi hài của ba anh được đem về ĐNG th́ Phi Đoàn phân công chia nhau đưa các anh về với thân nhân gia đ́nh. Tôi và một số sĩ quan trong Phi Đoàn được phân công đi theo anh Lộc đưa thi hài anh Phạm Văn Truật về với gia đ́nh anh ở Giáo Sứ Bùi Môn, gần T.T.H.L. Quang Trung. Khi quan tài anh được đặt đúng chỗ trong nhà theo yêu cầu của gia đ́nh anh, anh Lộc cho làm lễ truy điệu và mặc niệm trước linh cửu anh Phạm Văn Truật. Khi anh Lộc hô to: "Một phút mặc niệm bắt đầu!", th́ tôi thấy người nhà bưng một cái rổ to tướng từ ngoài cửa đi vào trong nhà, trong rổ là hai chú chó to lớn đă được thui sẵn vàng rụm và bóng lưỡng, lúc đó dù không khí đau buồn và trang nghiêm, nhưng tôi cố bấm bùng nhịn cười v́ chưa bao giờ tôi thấy như thế này, chắc anh Lộc cùng các anh em khác cũng vậy. Nhưng tới ngày nay mỗi năm vào ngày một Tết, tôi đều đến viếng mộ anh Truật. C̣n về thi hài anh Vượng th́ tôi được nghe nói đến ngày đưa đám anh có 4 chiếc CH. 34 bay lượn trên bầu trời Huế tiễn đưa anh Ngô Viết Vượng đi về nơi an nghỉ cuối cùng. Anh Sang th́ có anh Ngọ và một số anh em khác đưa về Saigon với thân nhân.
Nhưng cái số anh Long và Liên bị thời tiết xấu đeo đuổi, cả hai thoát chết ngày 11 tháng 5 năm 1970, nhưng họ lại chết chung với nhau ngày 09 tháng 10 năm 1971, cũng v́ thời tiết xấu trên đường từ Quản Lôi về Sài G̣n.
Trước đó một ngày, Trưởng trại Quản Lợi yêu cầu anh Vũ Đức Thắng Kingbee Lead cho tăng cường máy bay để đi đón một đại đội về, anh Thắng điện ra Ban Mê Thuột yêu cầu anh Trần văn Long cho tăng cường một chiếc (lúc này anh Trần văn Long cũng đă là Leader ở Biệt Đội BMT), sáng sớm hôm sau phải có mặt tại sân bay Lộc Ninh. Chiều hôm đó, PHĐ Vũ Đức Thắng - Nguyễn Ngọc An - Nguyễn Văn Mai và PHĐ Nguyển Hải Hoàn - Nguyễn Văn Kim (Kim méo) - tôi bay về Saigon. Khi về đến nhà th́ Nguyễn Thanh Cần t́nh nguyện bay thế tôi.
Buổi sáng tinh mơ hôm đó, thứ Bảy ngày cuối tuần, hai PHĐ của anh Thắng và Hoàn bay lên Quản Lợi và lên trực ở sân bay Lộc Ninh và anh Long đă chờ ở đó với Đại Uư Miller trưởng ban điều động hành quân. Phi vụ ngày hôm đó hoàn tất trễ, đến 20 giờ tối mới cất cánh về Saigon. Trời Quản Lợi tuy không được trong lắm, nhưng mọi người cũng quyết định bay về Saigon với ba PHĐ THẮNG - AN - MAI, LONG - THÀNH - LIÊN & HOÀN - KIM - CẦN. (Đúng ra th́ Mevo đi với anh Trần văn Long là Trần Mạnh Nghiêm v́ Nghiêm là Mevo trước Liên với lại Phi Đoàn không cho anh em bay chung nhưng anh Long lên BMT lại là Leader và khi về Quản Lợi sẽ nghỉ đêm ở Saigon nên rủ Liên cùng về). Khi ba chiếc bay đến xă Minh Hưng cách thị trấn Chơn Thành khoảng 20 cây số th́ trời bắt đầu đổ mưa, và mưa mỗi lúc một to thêm. Ban đêm trời mưa nên không c̣n trông thấy ǵ nữa cả, hai chiếc đầu của anh Thắng và anh Long bay lạc hướng về phía xă Minh Lập, c̣n anh Hoàn cứ ḅ theo đường Quốc Lộ 13 về đến sân bay Chơn Thành, một sân bay nhỏ nằm gần lề đường ngay đầu thị trấn. Anh Hoàn không thể bay được nữa đă đáp xuống đây sát đồn Cảnh Sát Dă Chiến, vào khoảng nửa đêm được tin địch quân có thể tấn công nên trưởng đồn cảnh sát đă phát cho ba chàng Không Quân ba khẩu M.16 và yêu cầu ra ṿng đai nằm gác, thế là ba chàng vừa thoát tai nạn này lại ập đến tai nạn khác, cứ thế mà nằm ngoài giao thông hào cho đến sáng.
Sáng Chủ nhật, tôi được Cần đến nhà trả Headset và mếu máo cho biết hai chiếc anh Thắng và anh Long chết hết rồi. Tôi bàng hoàng trước tin tức này, vội chụp Headset mà Cần trả mặc vội quần áo nhờ chú em cũng Không Quân chở vào phi trường Tân Sơn Nhất và gặp anh Phạm Ngọc Sâm, và được biết hai chiếc đă bị Vertigo. Tôi bay theo anh Sâm lên Chơn Thành và lùng t́m hai chiếc bị mất tích, sau đó t́m gặp hai chiếc rớt ở hai nơi cũng khá xa nhau nhưng đều thuộc xă Minh Lập, nơi đây thuộc rừng chồi, nhưng cây cũng đă cao khỏi nóc nhà, hai chiếc đều bị cháy. Ban đầu t́m ra xác chiếc của anh Thắng ba người VŨ ĐỨC THẮNG - NGUYỄN NGỌC AN - NGUYỄN VĂN MAI, đều bị cháy đen. Sau mới t́m ra chiếc của anh Long PHĐ gồm TRẦN VĂN LONG - NGÔ VĂN THÀNH - TRẦN VĂN LIÊN, hai người bị cháy đen là Thành và Liên c̣n anh Long chỉ bị xém sơ thôi nhưng mất cái đầu, t́m măi vẫn không thấy đâu cả. Chúng tôi cứ đi t́m măi tới trưa th́ thấy ở trên cây, chắc là anh Long đă nhảy ra và bị cánh quạt chặt như một tai nạn xảy ra ở Cần Thơ trước nay. Chúng tôi đáp máy bay đáp ngay lề một đường ṃn nhỏ và các Biệt Kích lôi ra những cái Poncho trong đó là ba xác Long, Thành, Liên. Xác anh Long thật là nặng v́ anh rất mập mạp. Lính Biệt Kích để dưới đất rồi đi, thành ra một ḿnh tôi ́ ạch khiêng ba chàng lên máy bay, đưa thẳng về Tử sĩ Đường Tân Sơn Nhất gần cổng sau của trại Nhảy Dù Hoàng Hoa Thám.
Như vậy là Phi Đoàn 219 đă tổn thất 6 người vào đêm thứ Bảy ngày 21 tháng 08 năm Tân Hợi tức là ngày 09 tháng 10 năm 1971. Thật là đau thương khi về đến gia đ́nh anh Trần Văn Long, hai quan tài để song song, mẹ già khóc cho hai con.
Từ năm 1971 đến 1975, PĐ 219 trải qua biết bao đổi thay, biết bao nhiêu anh em đă ra đi. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc chiến chấm dứt, một số may mắn ra đi vào thời điểm này, số c̣n lại đi tù cải tạo. Sau này các Sĩ Quan được đi Hoa Kỳ theo diện HO, chúng tôi Hạ Sĩ Quan không được xét tới, nên ở lại. Nhưng t́nh đồng đội giữa chúng tôi không phai mờ. Gần 30 năm sau cuộc chiến, tôi vẫn c̣n nhớ rơ từng chi tiết để ghi lại đây. Những kỷ niệm của một thời sống chết bên nhau sẽ luôn luôn sống măi trong tôi.


KingBeeMan & Lăng Tử

cha12 ba 11-16-2018 19:15

1 Attachment(s)
Quote:

Originally Posted by wonderful (Post 3540797)
43 năm thời gian qua mau.
Tôi vẫn nghỉ ḿnh c̣n là lính và nghỉ ǵ về những người lính.
.......
Phần thiệt tḥi luôn luôn về phía người lính và gia đ́nh.
Chúng ta đă biết đến những khải hoàn môn vĩ đại, những nghĩa trang thẳng đều những mộ bia san sát, những đài Chiến Sĩ Trận Vong, những ngày lễ lớn với đầy đủ lễ nghi quân cách, những ṿng hoa tang, những bản nhạc buồn hay tiếng kèn truy điệu làm năo ḷng người. Nhưng những người lính đă chết không bao giờ sống lại và những tham vọng của giới cầm quyền vẫn c̣n tiếp diễn trên trái đất này.
Nh́n lại cuộc chiến Việt Nam mới đây, Nam Bắc có hơn triệu người tử trận, một triệu rưỡi người bị thương tật, bạn bè hai bên không dưới vài trăm ngh́n chết trên một mặt trận xa nhà. Cộng Sản miền Bắc xô đẩy hằng triệu người “xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ,” để có cái kết cuộc hôm nay với chính thể xa dân, phản bội lại lời thề “cứu nước” để lại trên đất nước này những bà mẹ hy sinh năm bảy đứa con, những thương binh nghèo khó và một dất nước đầy dẫy tham ô, đạo đức băng hoại. Chỉ c̣n là bọn sâu mọt cầm quyền, tàn phá đất nước tan hoang. Cuối cùng người lính vô danh tràn lên trong những trận biển người, thực sự đă chết cho ai?
Chúng ta, những người Việt bỏ nước ra đi, không quên 58,200 thanh niên ưu tú của nước Mỹ đă bỏ ḿnh cho miền Nam, và xấp xỉ 1 triệu người lính VNCH,cao cả, đă hy sinh nằm xuống hay lưu lạc xứ người, dù nhiệm vụ chưa tṛn!...

Quote:

Originally Posted by hoanglan22 (Post 3541000)
HL cảm tác bài của bác nên viết vài câu thơ

Này em nhé quê hương ḿnh đâu nhỉ
Khi giặc cộng vào nước mất nhà tan
Em ở đâu hay lui về chốn cũ
Chiếc gông cùm mang nhiều nỗi chiêm bao
Rừng xa rồi hỏa châu đâu rực sáng
Mơ giày saut mà ngỡ bạn c̣n bên
Chợt thức dậy sao hồn đang nặng chĩu
Áo chiến y ngày đó đă bạc màu ...

:hafppy::hafppy::haf ppy:
trích từ túy hà trong một thời lính lác
từ xuân thu có phong thần bảng
truyền kiếp hóa thành tường đá đen
ghi tên tuổi những hồn tử sĩ
c̣n bao người chưa được đề danh
chính chiến tận vẫn là chưa tận
v́ loài người c̣n măi đua tranh


cha12 ba 11-16-2018 20:36

1 Attachment(s)
thêm

hoanglan22 11-16-2018 20:39

1 Attachment(s)
Quote:

Originally Posted by cha12 ba (Post 3542036)
:hafppy::hafppy::haf ppy:
trích từ túy hà trong một thời lính lác
từ xuân thu có phong thần bảng
truyền kiếp hóa thành tường đá đen
ghi tên tuổi những hồn tử sĩ
c̣n bao người chưa được đề danh
chính chiến tận vẫn là chưa tận
v́ loài người c̣n măi đua tranh


Bài thơ hay quá cha12 ba

cha12 ba 11-16-2018 20:42

Quote:

Originally Posted by hoanglan22 (Post 3542077)
Bài thơ hay quá cha12 ba

:eek::eek::eek::hand shake:

daibac5656 11-16-2018 22:45

Quote:

Originally Posted by tbbt (Post 3538927)
Vậy th́ bạn mở cái thread khác để vạch trần ǵ đó th́ vạch…tôi hoan hô và ủng hộ bạn chăm phần chăm :eek: chớ bạn không thể cấm người ta viết “tào lao xích đế” trong cái thread của người ta được…bạn hiểu chứ!:o

Tui đang chờ bạn viết ra cái “chỉ nghĩ tới thôi” mà bạn đă sôi máu lên rồi…! Cám ơn trước:thankyou:

Mong đọc được những điều hay tư tưởng cao xa…để tui học hỏi:handshake:

Tao éo có rảnh rang đớp welfare như tụi ba-que bay đâu mà mở thread này thread nọ mậy. Hơn nữa, tao cũng éo chủ trương "đào ngũ trước địch quân" nên uưnh giặc trong hang ổ "địch" khoái hơn nhiều chứ lị. C̣n "tư tưởng cao xa" của tao th́ 44 năm nữa mày cũng chưa học được 1 phần 10....

tbbt 11-17-2018 03:30

Quote:

Originally Posted by daibac5656 (Post 3542182)
Tao éo có rảnh rang đớp welfare như tụi ba-que bay đâu mà mở thread này thread nọ mậy. Hơn nữa, tao cũng éo chủ trương "đào ngũ trước địch quân" nên uưnh giặc trong hang ổ "địch" khoái hơn nhiều chứ lị. C̣n "tư tưởng cao xa" của tao th́ 44 năm nữa mày cũng chưa học được 1 phần 10....

Ha…ha…ha…! Ông biết tôi là ai mà nói bừa!:nana: Ḿnh nói người ta là ǵ...ǵ…đó mà chứng minh được…là người có trí thức đáng khen! Khâm phục! c̣n không chứng minh được mà nói càn là người “trí ngủ” chuyên đi chụp mũ…tui coi đó là tiếng tru của chó!;)

Cái ǵ! trong forum mà có “uưnh giặc” nữa sao trời!:( có ai bị thương hay chết không? ông có đu dây điện hông vậy!? mau mau tuột xuống cho tui nói cái nầy nó mắc cười té ghế lắm nè…:hafppy:

Tôi có viết “tư tưởng cao xa” nghĩa là biếm nhẽ đó! Người viết và người đọc muốn hiểu sao th́ hiểu…riêng tui người viết th́ tui cho đó là băi phân! Ông chạy lăng xăng mấy ngày nay đi vạch…vạch ǵ đó không có…thôi th́ copy đại cái tui viết rồi bê luôn nguyên xi 4 chữ “tư tưởng cao xa” về xí phần cho ông:rant: đă không biết nhục mà c̣n khoe 44 năm nữa cũng chưa học được 1 phần 10…:o

Nói nôm na là ông giống như con chó chạy quanh quẩn trong forum t́m ǵ đó không thấy… thời may thấy cục cứt tbbt ỉa ra th́ mừng quá nhào vô xí phần đớp…đớp…ngon quá xá quà xa…c̣n khoe cho mọi người biết là 44 năm nữa chưa có ai đớp ngon lành bằng một phần mười ông hiện giờ!!!:eek: Hô…hô…hô…:hafppy::ha fppy::hafppy:

Tui té ghế…không ngờ cục cứt ỉa của tbbt cũng có giá quá đi chớ!:thankyou:


Xin lỗi hoanglan22 trong phần post nầy!!!

hoanglan22 11-17-2018 03:41

Quote:

Originally Posted by tbbt (Post 3542344)
Ha…ha…ha…! Ông biết tôi là ai mà nói bừa!:nana: Ḿnh nói người ta là ǵ...ǵ…đó mà chứng minh được…là người có trí thức đáng khen! Khâm phục! c̣n không chứng minh được mà nói càn là người “trí ngủ” chuyên đi chụp mũ…tui coi đó là tiếng tru của chó!;)

Cái ǵ! trong forum mà có “uưnh giặc” nữa sao trời!:( có ai bị thương hay chết không? ông có đu dây điện hông vậy!? mau mau tuột xuống cho tui nói cái nầy nó mắc cười té ghế lắm nè…:hafppy:

Tôi có viết “tư tưởng cao xa” nghĩa là biếm nhẽ đó! Người viết và người đọc muốn hiểu sao th́ hiểu…riêng tui người viết th́ tui cho đó là băi phân! Ông chạy lăng xăng mấy ngày nay đi vạch…vạch ǵ đó không có…thôi th́ copy đại cái tui viết rồi bê luôn nguyên xi 4 chữ “tư tưởng cao xa” về xí phần cho ông:rant: đă không biết nhục mà c̣n khoe 44 năm nữa cũng chưa học được 1 phần 10…:o

Nói nôm na là ông giống như con chó chạy quanh quẩn trong forum t́m ǵ đó không thấy… thời may thấy cục cứt tbbt ỉa ra th́ mừng quá nhào vô xí phần đớp…đớp…ngon quá xá quà xa…c̣n khoe cho mọi người biết là 44 năm nữa chưa có ai đớp ngon lành bằng một phần mười ông hiện giờ!!!:eek: Hô…hô…hô…:hafppy::ha fppy::hafppy:

Tui té ghế…không ngờ cục cứt ỉa của tbbt cũng có giá quá đi chớ!:thankyou:


Xin lỗi hoanglan22 trong phần post nầy!!!

Chuyện b́nh thường thôi, bạn không có lỗi ǵ cả . Sự thực đều tŕnh bày cho rơ :thankyou::handshake :

hoanglan22 11-17-2018 03:43

2 Attachment(s)
Cái post của bạn làm tui


mau mau tuột xuống cho tui nói cái nầy nó mắc cười té ghế lắm nè…

hoanglan22 11-17-2018 03:50

cái này làm tui cười văng cả trái bắp cơm chiều đang gặm


copy nguyên văn
Nói nôm na là ông giống như con chó chạy quanh quẩn trong forum t́m ǵ đó không thấy… thời may thấy cục cứt tbbt ỉa ra th́ mừng quá nhào vô xí phần đớp…đớp…ngon quá xá quà xa…c̣n khoe cho mọi người biết là 44 năm nữa chưa có ai đớp ngon lành bằng một phần mười ông hiện giờ!!! Hô…hô…hô…

ez4me 11-17-2018 18:50

Quote:

Originally Posted by hoanglan22 (Post 3541668)
Bây giờ tuổi già chúng ta mới ngồi ôn lại một thời lính chiến .Nếu tôi tính không lầm khoảng 25 năm nữa có lẽ sẽ không c̣n những người lính VNCH mà chỉ có những hậu duệ của chúng ta mà thôi:handshake::hand shake:

Lăo nghĩ 10 năm nữa là tất cả chỉ c̣n là kí ức và hoài niệm, buồn.
20 năm nữa th́ giỏi lắm là c̣n chừng 1% = những tân binh mới ra trường ngay năm 75.

:112::112::112::112: :112:

ez4me 11-17-2018 18:56

Bà mẹ nó, đang đọc lại nghe mùi thum thủm. Ông ước ǵ có nó bên cạnh, sẽ ngọt nào rút chốt trái cà na M67 rồi nhét vào cái mỏm thúi của nó. Chuyện ǵ sẽ xảy nhỉ? hehehehehehehe .....

hoanglan22 11-17-2018 20:42

Quote:

Originally Posted by ez4me (Post 3542748)
Bà mẹ nó, đang đọc lại nghe mùi thum thủm. Ông ước ǵ có nó bên cạnh, sẽ ngọt nào rút chốt trái cà na M67 rồi nhét vào cái mỏm thúi của nó. Chuyện ǵ sẽ xảy nhỉ? hehehehehehehe .....

Đúng là cái nick ez4me:handshake::tha nkyou:

hoanglan22 11-18-2018 00:44

Quote:

Originally Posted by ez4me (Post 3542746)
Lăo nghĩ 10 năm nữa là tất cả chỉ c̣n là kí ức và hoài niệm, buồn.
20 năm nữa th́ giỏi lắm là c̣n chừng 1% = những tân binh mới ra trường ngay năm 75.

:112::112::112::112: :112:

Tui tính là 25 năm nhiều người c̣n sống dai ..bác tính 20 năm coi như là đúng , cho nên mới lập trang của lính để tụi ḿnh ôn lại những hành tŕnh đi qua :thankyou::handshake :
Một lần nữa cám ơn bác rất nhiều

cha12 ba 11-19-2018 02:49

thiệt buồn cười, người ta đă nói rồi, không phải là lính hay gia đ́nh lính VNCH...và không thích trang của lính này th́ đi chỗ khác chơi....

wonderful 11-19-2018 11:28

Quote:

Originally Posted by cha12 ba (Post 3543652)
thiệt buồn cười, người ta đă nói rồi, không phải là lính hay gia đ́nh lính VNCH...và không thích trang của lính này th́ đi chỗ khác chơi....

Không biết có cách nào xóa bỏ nhửng ô uế làm mất h́nh ảnh đẹp của trang lính nầy không.SO SAD...

hoanglan22 11-19-2018 14:33

Quote:

Originally Posted by wonderful (Post 3543882)
Không biết có cách nào xóa bỏ nhửng ô uế làm mất h́nh ảnh đẹp của trang lính nầy không.SO SAD...

Bạn có biết web này là ai không ??? Ông chủ đi họp về hợp đồng làm ăn , bọn măi vơ sơn đông cứ thế múa kiếm ....thạm chí THÊM vài chiêu câu view ...bá tánh coi xong thấy hơi đau bụng không kịp về nhà nên sẵn THẢY dư thừa trong người không cần thiết ..bọn này lượm hết , ngoài ra vài con CHUỘT cũng đói nên nhảy ra LƯỢM luôn bất kể loại ǵ .Đó là nỗi khổ của bọn họ

Bàn về Vietbf tui thấy trang lich sử ở đây đọc chán quá ...nên mở trang lính
để khi buồn anh em chúng ta đọc lại và nhớ kỷ niệm thời chinh chiến , mong tất cả các góp thêm bài vở để chúng ta cùng nhau đọc

:thankyou: đến tất cả ACE

thanksgiving 2018 sắp đến chúc các ACE có mùa vui vẻ và b́nh an

tbbt 11-19-2018 15:53

Quote:

Originally Posted by daibac5656 (Post 3543623)
Kể chuyện "đào ngũ trước địch quân" nghe chơi cái bay.... Chứ đừng có mang chuyện "anh hùng" tào lao ra mà "ăn mày ḷng thương" của lớp sau.... Quá khứ có éo ǵ hay đâu? Tao thấy chỉ toàn là những nỗi ô nhục, nỗi đọa đày ngu xuẩn; lại kéo theo luôn lũ Mỹ đần độn v́ nó chọn nhầm lũ "nô lệ" ba-que bất tài vô dụng nên cùng rủ nhau "xuống hố"....

Con người hơn loài thú vật ở chổ ḷng tự trọng…mọi người trong nầy coi ông là thú vật ở cống rănh thế mà vẫn cứ vác cái mặt bư bư bơ bơ vô cho người ta chửi…!?:eek: tôi thấy đoàn lữ hành vẫn đi…ông th́ như con chó cứ sũa…!!! c̣n riêng tôi coi ông như con ḅ chỉ biết nhai cỏ lâu lâu ói ra nhai lại tiếp…nghĩa là cũng bấy nhiêu câu đó lập đi lập lại giống như “tư tưởng cao xa” chớ không biết ǵ khác!:eek: Nếu là con người th́ cái liêm sĩ hay v́ sĩ diện sẽ không vào đây nữa đâu! Thấy ông mà tội nghiệp! Nhưng thôi thây kệ…tại bản chất loài thú là thế đó!!!:112:

Go…go…go…!!!
Gâu…gâu…gâu…!!!
Ụmmmmmmmm…ḅ!!!

.

cha12 ba 11-19-2018 20:50

Quote:

Originally Posted by wonderful (Post 3543882)
Không biết có cách nào xóa bỏ nhửng ô uế làm mất h́nh ảnh đẹp của trang lính nầy không.SO SAD...

:hafppy::hafppy::haf ppy:
nếu Ad cho thêm phần này th́ hy vọng....dọn sạch cỏ dại:):):)

wonderful 11-19-2018 21:10

Quote:

Originally Posted by cha12 ba (Post 3544153)
:hafppy::hafppy::haf ppy:
nếu Ad cho thêm phần này th́ hy vọng....dọn sạch cỏ dại:):):)

Tới cái Trang lính hay đẹp như vầy mà cũng bị phá thúi ...hổng lẻ áp dụng cái kỷ thuật chửi của Brian th́ càng không hay ho ǵ hơn...tui xin chịu thua...tránh phù thủy không sao... :eek: :eek:

florida80 11-19-2018 22:06

send P.M cho Q-Sold .. xem sao

Diệt Chó Điên 11-19-2018 23:54

Quote:

Originally Posted by tbbt (Post 3543964)
Con người hơn loài thú vật ở chổ ḷng tự trọng…mọi người trong nầy coi ông là thú vật ở cống rănh thế mà vẫn cứ vác cái mặt bư bư bơ bơ vô cho người ta chửi…!?:eek: tôi thấy đoàn lữ hành vẫn đi…ông th́ như con chó cứ sũa…!!! c̣n riêng tôi coi ông như con ḅ chỉ biết nhai cỏ lâu lâu ói ra nhai lại tiếp…nghĩa là cũng bấy nhiêu câu đó lập đi lập lại giống như “tư tưởng cao xa” chớ không biết ǵ khác!:eek: Nếu là con người th́ cái liêm sĩ hay v́ sĩ diện sẽ không vào đây nữa đâu! Thấy ông mà tội nghiệp! Nhưng thôi thây kệ…tại bản chất loài thú là thế đó!!!:112:

Go…go…go…!!!
Gâu…gâu…gâu…!!!
Ụmmmmmmmm…ḅ!!!

.

:):):):):):thankyou: :thankyou::thankyou: :handshake::handshak e::handshake:

cha12 ba 11-20-2018 01:47

Quote:

Originally Posted by florida80 (Post 3544205)
send P.M cho Q-Sold .. xem sao

:thankyou::handshake :
nhờ FL80 hỏi chắc ăn hơn

hoanglan22 11-20-2018 02:08

Quote:

Originally Posted by florida80 (Post 3544205)
send P.M cho Q-Sold .. xem sao

Send nhiêu lần rồi florida . Ổng đi họp ...:hafppy::hafppy:: hafppy:

hoanglan22 11-20-2018 02:20

1 Attachment(s)


Đến tất cả các bạn có ư kiến đóng góp :handshake::thankyou :

hoanglan22 11-20-2018 02:39

Bẫy và Rọ - Trận Tái Chiếm Quảng Trị
 
3 Attachment(s)
Người viết vừa nhận được quyển Quân Sử của Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) do cựu Thiếu Tá Phạm Cang - nguyên Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 7 TQLC từ Iowa gửi tặng. Cựu Thiếu Tá Phạm Cang - Khóa 20 Vơ Bị Đà Lạt là người tù cùng Trại B́nh Điền với người viết và hiện nay (2017) ông là đương kim Chủ Tịch của Tổng Hội TQLC/VN tại Hoa Kỳ. (Trần Trung Chính)



Trong bài viết này, người viết chú trọng đến phần chiến công của Sư Đoàn TQLC trong chiến dịch tái chiếm Quảng Trị vào năm 1972 để ghi nhận tài điều binh của các sĩ quan các cấp trong Sư Đoàn TQLC cũng như sự dũng cảm và hy sinh vô bờ bến của các quân nhân tham dự chiến dịch này. Nhưng quả là thiếu sót lớn nếu không đề cập đến các chiến công và nỗ lực cũng như hy sinh của các quân nhân các cấp trực thuộc các đơn vị khác như Sư Đoàn 3 Bộ Binh (BB), Sư Đoàn 1 BB, các Liên Đoàn Biệt Động Quân, các Lữ Đoàn Dù, các Lữ Đoàn TQLC, các tiểu đoàn Pháo Binh, các chi đoàn chiến xa M41 và M48, Tiểu Khu Quảng Trị, các Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG) thuộc Ty Cảnh Sát Thừa Thiên và Quảng Trị, các đơn vị Lôi Hổ và Lực Lượng Đặc Biệt, các chiến sĩ Không Quân và Hải Quân của QLVNCH…v…v…

Tài liệu của sĩ quan Lê Văn Trạch (Pḥng 2 Sư Đoàn 3 BB) tiết lộ rằng Bộ Tổng Tham Mưu tại Sài G̣n cũng như Pḥng 2 của Sư Đoàn 3 BB và Pḥng 2 của Quân Đoàn 1 bị quân đội Cộng sản Bắc Việt đánh lừa bằng cách tạo ra những mật lệnh truyền tin cũng như mở ra những cuộc tấn công hạn chế tại Quân Khu 2 khiến Tướng Vũ Văn Giai ra lệnh đổi quân vào đúng ngày 30 tháng 3 năm 1972 – là ngày cộng quân Bắc Việt mở cuộc tổng tấn công toàn diện tại Quảng Trị. Lệnh đổi quân sẽ hoàn tất vào 6 giờ chiều cùng ngày, nhưng từ 12 giờ trưa, Tướng Vũ Văn Giai và Đại Tá Cố Vấn sẽ bay về Sài G̣n nghỉ lễ Phục Sinh cuối tuần (theo sách Easter Offensive của Đại Tá H. Turley).

Chiến trận Quảng Trị đă trôi qua 45 năm, nhiều tài liệu của 2 bên lâm chiến đă được công bố, nhưng những điều đă được công bố (có cả h́nh ảnh và thủ bút của những người tham dự chiến trận) th́ không phải là những điều được người viết tŕnh bày tại bài viết này. Cũng có thể độc giả đ̣i hỏi người viết phải trưng ra tài liệu để minh họa cho lập luận tŕnh bày, xin trả lời là cá nhân người viết không có những tài liệu đó, vấn đề được tŕnh bày ở đây thuộc về nhận xét riêng của người viết. Cũng không có vấn đề “ĐÚNG, SAI” đặt ra ở đây v́ mục đích của bài viết là để chúng ta nên nh́n trận chiến Việt Nam qua nhiều vị trí quan sát khác nhau để thế hệ kế tiếp có dịp ngó lại các sự kiện lịch sử gần giống với thực tế đă từng xảy ra trước đó!

Trước tiên, hăy cùng ôn lại chút chuyện đầu thời Chiến Quốc. Khi đó, Tôn Tẫn, tương truyền là cháu của Tôn Tử – tác giả của Binh Pháp Tôn Tử, đă dùng diệu kế để giúp Đại Tướng Điền Kỵ của nước Tề thắng Tề Vương trong cuộc đua ngựa, với ba loại Giỏi, Thường, và Kém. Ṿng đầu cuộc đua, Tôn Tẫn đă cố vấn Điền Kỵ đưa ngựa kém ra đua với ngựa giỏi của Tề Vương. Kết quả: 0-1, phần thua về Điền Kỵ. Ṿng hai, Điền Kỵ lấy ngựa giỏi ra đua với ngựa thường của Tề Vương: Kết quả: 1-1. Ṿng ba, Điền Kỵ lấy ngựa thường ra đua với ngựa kém của Tề Vương. Sau 3 ṿng đua, Điền Kỵ thắng Tề Vương với tỷ số 2-1.

Trở lại với chiến trận Quảng Trị, trái với nhận định của sĩ quan Lê Văn Trạch (pḥng 2 của Sư Đoàn 3 BB), người viết cho rằng chính lực lượng xâm lăng của Cộng quân bị lừa vào BẪY và RỌ ngay tại vùng Quảng Trị giới tuyến để rồi chịu nhận một tổn thất sinh mạng quá lớn lao.

Diễn tŕnh lọt vào BẪY và RỌ của quân Bắc Việt gần giống với cuộc đua ngựa do Tôn Tẫn bày mưu sắp xếp:

1. Chỉ trong 48 giờ chiến đấu, Trung Tá Phạm Văn Đính của Trung Đoàn 56, Sư Đoàn 3 BB kéo cờ trắng đầu hàng quân Bắc Việt vào lúc 14:30 ngày 2 tháng 4 năm 1972. Gần một tháng sau, Tướng Vũ Văn Giai hạ lệnh Sư Đoàn 3 BB rút khỏi Quảng Trị, đó là ngày 1 tháng 5 năm 1972. Kết quả 1-0, phần thắng nghiêng về phía quân cộng sản.

2. Đến 14:30 ngày 1 tháng 5 năm 1972, Lữ Đoàn 147 TQLC và Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh rút khỏi thành phố Quảng Trị. Tới ngày 2 tháng 5 năm 1972, pḥng tuyến cuối cùng của QL/VNCH là sông Mỹ Chánh do 2 Lữ Đoàn TQLC, Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù và 01 Liên Đoàn Biệt Động Quân trấn giữ và Cộng quân cũng bị chận đứng tại đây, không tiến thêm được bất cứ tấc đất nào nữa. Kết quả 1-1.

3. Ngày 1 tháng 5 năm 1972, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu bổ nhiệm Trung Tướng Ngô Quang Trưởng đảm nhận chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 1 và Quân Khu 1. Trung Tướng Ngô Quang Trưởng ban hành lệnh giới nghiêm trên toàn tỉnh Thừa Thiên và đưa ra 2 nhiệm vụ phải khẩn cấp thực hiện là pḥng thủ Huế và tái chiếm Quảng Trị. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chấp nhận kế hoạch tái chiếm Quảng Trị khởi đầu từ ngày 19 tháng 6 năm 1972 cho đến 19 tháng 9 năm 1972 (thời hạn 3 tháng). Tiểu Đoàn 5 TQLC do Thiếu Tá Phạm Văn Tiền chỉ huy đă cắm cờ VNCH tại Cổ Thành Quảng Trị vào ngày 16 tháng 9 năm 1972 – trước thời hạn ấn định 3 ngày. Kết quả 2-1 chung cuộc cho chiến trường Trị Thiên vào năm 1972, phần thắng nghiêng về phía VNCH.

Ghi chú của người viết:

Từ điển VN định nghĩa như sau:
BẪY: (Danh từ):
Dụng cụ thô sơ để lừa bắt, giết loài vật hoặc kẻ địch; thí dụ: bẫy chông, chim sa vào bẫy.
Cái bố trí sẵn để lừa cho người ta mắc vào.

(Động từ):
Bắt hoặc tiêu diệt bằng bẫy.
Lừa cho mắc mưu để làm hại, thí dụ: bẫy người vào tṛng.

RỌ(Danh từ):
Đồ dùng đan bằng tre nứa, h́nh thuôn dài dùng để nhốt súc vật khi vận chuyển.

Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai sau khi họp Bộ Tham Mưu Sư Đoàn 3 BB cùng các sĩ quan chỉ huy các lực lượng yểm trợ cho chiến trường Quảng Trị, đă tuyên bố rút quân khỏi Quảng Trị vào khoảng 3-4 giờ sáng ngày 01 tháng 5 năm 1972. Các đơn vị đồn trú trong Cổ Thành Quảng Trị di chuyển theo hướng Tri Bưu, Quy Thiện, Hải Lăng; nhưng măi đến trưa 3 chiếc trực thăng CH-54 mới bốc Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai và các cố vấn Mỹ bay vào Huế.

Tại Huế, Thiếu Tá Liên Thành, Trưởng Ty Cảnh Sát Huế – Thừa Thiên, hay tin Sư Đoàn 3 BB rút bỏ Quảng Trị từ 4 giờ sáng ngày 1 tháng 5 năm 1972; tin này do cố vấn trưởng của CSQG loan báo (ông này được người bạn đang là cố vấn trưởng cho Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai ngay tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 3 BB loan báo). Thiếu Tá Liên Thành liền thông báo ngay cho Thiếu Tá Hóa, lúc đó đang là tùy viên của Thiếu Tướng Phạm Văn Phú – Tư Lệnh Sư Đoàn 1 BB. Thiếu Tá Hóa chưa hay biết ǵ cả, nhưng Thiếu Tá Liên Thành cho hay đây không phải là tin t́nh báo mà do chính cố vấn trưởng của CSQG sau khi nói chuyện qua điện thoại với cố vấn trưởng của Chuẩn Tướng Giai. Thiếu Tá Hóa nói sẽ gọi lại sau khi kiểm chứng.

Tới 6 giờ sáng, Thiếu Tá Hóa cho hay nguồn tin trên là đúng và xác nhận một số quân nhân và dân chúng Quảng Trị đă vào địa phận tỉnh Thừa Thiên. Ngay sau đó, Thiếu Tá Liên Thành phát động cuộc hành quân Cảnh Sát, bắt giữ toàn thể các phần tử thân Cộng và hoạt động cho Việt Cộng mà Ty CSQG Thừa Thiên đă thành lập danh sách đen từ trước. Con số bị bắt vượt quá 2,000 người chỉ trong 48 giờ thực hiện (đa số là các phật tử dưới trướng của nhà sư Thích Trí Quang và Giáo Hội Ấn Quang). Ông báo cáo thành quả này cho Tướng Nguyễn Khắc B́nh và yêu cầu Bộ Tư Lệnh giúp đỡ. Chưa tới 10 ngày sau, Tướng Nguyễn Khắc B́nh gửi ra Huế một chiếc hải vận hạm của Cục Quân Vận để chuyên chở hơn 2,000 người này ra đảo Côn Sơn, chịu trách nhiệm an ninh là Thiếu Tá Nguyễn Hữu Hải của ngành Cảnh Sát Đặc Biệt. Tướng Nguyễn Khắc B́nh nói đây là kế hoạch “bịt tai, bịt mắt, trói chân, trói tay“ của CSQG nhằm tránh thành phố Huế bị “nội công – ngoại kích“ của Việt Cộng.

Điều đáng nói ở đây là Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm, Tư Lệnh Quân Đoàn 1 và Quân Khu 1 từ trong Đà Nẵng không hay biết ǵ cả, chả thế mà từ trung tuần tháng 4 năm 1972, tiếng nói của ông được phát thanh trên Đài Phát Thanh Huế có đoạn: “Quảng Trị vững như bàn thạch…”. Thiếu Tá Liên Thành nói với người viết: không ai cười Tướng Lăm về chuyện này cả v́ công chức và dân chúng th́ bận lo di tản vô Đà Nẵng, c̣n lính tráng và cảnh sát th́ lo chống giữ quân Bắc Việt để chờ Sài G̣n… tiếp viện.

Đường vào Quảng Trị 1972




Hồ sơ trận liệt của Pḥng 2, Sư Đoàn 3 BB cho hay trận chiến Quảng Trị năm 1972 rất quan trọng. Cho nên Quân Ủy Trung Ương Quân Đội Bắc Việt đă cho thành lập Đảng Ủy và Bộ Tư Lệnh Chiến Dịch Trị Thiên do Tướng Lê Trọng Tấn, phó Tổng Tham Mưu Trưởng, làm Tư Lệnh, Tướng Lê Quang Đạo, phó chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị làm Chính Ủy kiêm Bí Thư Đảng Ủy. Các Tướng Cao Văn Khánh, Giáp Văn Cương, Doăn Quế, Hồng Sơn, Lương Đệ, Anh Nhân làm Phó Tư Lệnh Chiến Dịch. Ngay cả Bí Thư Tỉnh Ủy Quảng Trị là Hồ Sĩ Thản cũng được tham gia vào Đảng Ủy Bộ Tư Lệnh Chiến Dịch. Sau chót, Thượng Tướng Văn Tiến Dũng, Ủy Viên Bộ Chính Trị, lúc bấy giờ là đương kim Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Bắc Việt, được cử làm đại diện của Quân Ủy Trung Ương trực tiếp chỉ đạo hướng chiến lược của Chiến Dịch quan trọng này.

Người viết không nêu chi tiết các đại đơn vị của Quân Đội Bắc Việt (độc giả nào cần biết chi tiết xin xem báo KBC Hải Ngoại cũng như các hồi kư của các vị chỉ huy của VNCH viết về trận chiến này). Về mặt tổng quát quân Bắc Việt có 6 Sư Đoàn BB chủ lực, 1 trung đoàn độc lập, 5 tiểu đoàn độc lập, 4 tiểu đoàn đặc công, 5 tiểu đoàn địa phương của Quảng Trị và Quảng B́nh, 4 trung đoàn pháo binh, 4 trung đoàn cao xạ pḥng không, 1 trung đoàn hỏa tiễn SAM, 2 trung đoàn thiết giáp, 2 trung đoàn công binh.

Phần trước người viết đă nhắc sơ về lực lượng trấn giữ chiến trường Quảng Trị, nhưng nếu so sánh với lực lượng Bắc Việt th́ quyết định của Tướng Vũ Văn Giai rút quân ra khỏi Quảng Trị vào ngày 01 tháng 5 năm 1972 là quá hợp t́nh hợp lư. Hồ sơ trận liệt của Pḥng 2 Sư Đoàn 3 BB được chuẩn bị kỹ càng như đă nêu, chả lẽ Bộ Tổng Tham Mưu tại Sài G̣n không có kế hoạch đối phó? Theo nhận xét của người viết, Bộ Tổng Tham Mưu tại Sài G̣n đă tham khảo với Ban Tham Mưu của Đại Tướng Creighton Abrams để giăng BẪY chiêu dụ đại quân của Bắc Việt sập bẫy tiến vào Quảng Trị.

Phía t́nh báo của quân Bắc Việt đă đánh giá thấp khả năng của Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai và khả năng tác chiến của Sư Đoàn 3 BB qua các dữ kiện thu thập từ thực tế như sau:

1. Đại Tá Vũ Văn Giai là sĩ quan xuất sắc cấp Trung Đoàn, ông được vinh thăng Chuẩn Tướng (sau chiến dịch Lam Sơn 719 – tháng 2/ 1971) được đề cử làm Tư Lệnh Sư Đoàn 3 BB tân lập vào ngày 01 tháng 10 năm 1971, tuy nhiên ông chưa có th́ giờ để được đi học Khóa Tham Mưu Cao Cấp điều binh cấp Sư Đoàn. Được tiếng là Tư Lệnh Chiến Trường Quảng Trị, nhưng ông không điều khiển được các Lữ Đoàn TQLC, các Lữ Đoàn Nhảy Dù, các Liên Đoàn Biệt Động Quân, các Thiết Đoàn Kỵ Binh… bởi v́ các đơn vị tăng phái cho ông đều tuân lệnh từ các cấp chỉ huy hàng dọc của đơn vị họ.

2. V́ thành lập quá gấp gáp để đáp ứng cho nhu cầu chiến trường Quảng Trị, một số quân nhân của Sư Đoàn 3 BB được ân xá từ nhóm quân phạm và nhất là Lực Lượng Biên Pḥng bị giải tán rồi chuyển qua Sư Đoàn 3 BB nên thiếu thành phần hạ sĩ quan và sĩ quan cấp trung đội và đại đội thiện chiến (trước đó họ quen việc trấn đóng pḥng thủ tiền đồn biên giới nên chưa quen với công việc chiến đấu di động như các đơn vị bộ binh thuần túy).

Người viết cho rằng sự yếu kém của Sư Đoàn 3 BB khi trấn giữ mặt trận Quảng Trị là điều thực tế. Nhưng vai tṛ của Sư Đoàn 3 BB vào thời điểm tháng 4/1972 là miếng mồi để dụ quân Bắc Việt tiến vào Quảng Trị (xin xem tiêu lệnh phân công và nhiệm vụ do chính Tướng Lê Trọng Tấn soạn thảo qua tài liệu được t́m thấy trong sổ tay của một số Tiểu Đoàn Trưởng quân Bắc Việt tử trận, và pḥng 2 Sư Đoàn 3 BB và pḥng 2 của Sư Đoàn TQLC cũng lưu giữ tài liệu này). V́ vậy khi thấy Sư Đoàn 3 BB không được tăng viện tương xứng, Trung Tá Phạm Văn Đính – Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 56 đă ra đầu hàng quân Bắc Việt: Trung Tá Đính không nghĩ tới trường hợp Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai được mật lệnh sẽ rút quân ra khỏi Quảng Trị để tránh bị tổn thất nhân mạng cho binh sĩ các cấp.

Tất cả những đơn vị rút lui ra khỏi Quảng Trị vào tháng 5/1972 đều được chỉnh đốn hàng ngũ, tái trang bị quân trang quân dụng để chờ ngày xuất phát tái chiếm Quảng Trị. Nhưng riêng Sư Đoàn 3 BB th́ không, sau khi tập trung tái bổ xung nhân sự và quân trang vũ khí tại Trung Tâm Huấn Luyện Đống Đa, toàn thể Sư Đoàn 3 BB được vận chuyển vào Quảng Nam để nhận vùng trách nhiệm mới. Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh (gốc Pháo Binh) được bổ nhiệm làm tân Tư Lệnh, dĩ nhiên phải thay đổi huy hiệu của Sư Đoàn v́ khi trấn đóng tại Quảng Trị, huy hiệu cũ có 2 chữ BẾN HẢI. Để thay thế Sư Đoàn 3 BB, toàn thể Sư Đoàn TQLC cũng được chuyển ra Quảng Trị (ngoại trừ Trung Tâm Huấn Luyện Sóng Thần và Quân Y Viện Lê Hữu Sanh vẫn c̣n nằm lại Thủ Đức – Gia Định). Điều đó củng cố cho ư nghĩ của người viết là kế hoạch di tản Sư Đoàn 3 BB ra khỏi Quảng Trị cũng như tái phối trí và hoán chuyển 2 Sư Đoàn vừa nói trên đều nằm trong kế hoạch dự trù từ trước của Bộ Tổng Tham Mưu tại Sài G̣n.

Sĩ quan Lê Văn Trạch của Pḥng 2 Sư Đoàn 3 BB viết: “… Trước t́nh h́nh khẩn trương, có nguy cơ quân đội BV sẽ tấn công vào Thừa Thiên – Huế, trong khi Tướng Hoàng Xuân Lăm và Bộ Tham Mưu của ông không c̣n khả năng và uy tín để chỉ huy những đại đơn vị thuộc quyền và ứng phó với một chiến trường quá cỡ.“ (Hết trích)

Đại Tá Ngô Quang Trưởng khi đang là Lữ Đoàn Trưởng cuả Nhảy Dù đang hành quân tại vùng giáp ranh Quảng Trị – Thừa Thiên, tháng 6/1966 nhận được lệnh của Trung Tướng Nguyễn Hữu Có – Tổng Tham Mưu Trưởng QL/VNCH vào thành Mang Cá đảm nhận chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 BB thay thế Chuẩn Tướng Phan Xuân Nhuận. Tướng Nhuận bị cất chức và chuyển giao vào Sài G̣n để ra Ṭa Án Quân Sự v́ dính dáng đến biến cố Bạo Loạn Miền Trung 1966.

Năm 1967, Đại Tá Ngô Quang Trưởng được thăng chức Chuẩn Tướng và nắm giữ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 BB. Trong ṿng 4 năm từ 1966 đến 1970, ông cũng được thăng cấp Thiếu Tướng trong thời gian làm Tư Lệnh Sư Đoàn 1 BB. Khoảng cuối năm 1970 ông về nắm giữ Tư Lệnh Quân Đoàn 4 và Quân Khu 4, ông được vinh thăng Trung Tướng trước khi trở ra miền Trung làm Tư Lệnh vùng 1.

Điều chắc chắn không ai chối căi là ông quá quen thuộc với địa h́nh vùng Quảng Trị – Thừa Thiên nhiều hơn Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai. Và cá nhân người viết c̣n đoan chắc là Tướng Ngô QuangTrưởng đă tham dự nhiều khóa huấn luyện của Trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp Liên Quân của Quân Lực Hoa Kỳ tại Fort Lavenworth. Sự thăng tiến trong kỹ thuật tác chiến của Tướng Trưởng nằm ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan t́nh báo Bắc Việt, nên quân Bắc Việt đă phải trả giá rất đắt về nhân mạng trong chiến dịch tái chiếm Quảng Trị 1972. Tướng Trưởng cũng đă tốt nghiệp với ưu hạng của Văn Bằng Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp Liên Quân Đồng Minh.


Tướng Ngô Quang Trưởng và Tướng Bùi Thế Lân tại mặt trận Quảng Trị 1972



Tướng Ngô Quang Trưởng là “vị chỉ huy chiến thuật xuất sắc nhất mà tôi đă từng được biết.”—Đại Tướng Norman Schwarzkopf
Cả đến hai mươi năm sau, trong quyển tiểu sử tự viết (autobiography) vào năm 1992, Đại Tướng Norman Schwarzkopf, Tư Lệnh Lực Lượng Đồng Minh trong Chiến Tranh Vùng Vịnh – Gulf War, đă gọi Tướng Ngô Quang Trưởng là “vị chỉ huy chiến thuật xuất sắc nhất mà tôi đă từng được biết.” Sự ngưỡng mộ hết mực của Đại Tướng Schwarzkopf dành cho Tướng Ngô Quang Trưởng chính là v́ ông đă chứng kiến tài phối hợp điều binh Liên Quân Đồng Minh của Tướng Trưởng trong chiến dịch tái chiếm Quảng Trị năm 1972 mà nhiều người đă lầm tưởng Đại Úy Schwarzkopf ngưỡng mộ Thiếu Tá Trưởng trong trận đánh tại Ia Drang vào năm 1965 khi Thiếu Tá Trưởng làm Tiểu Đoàn Trưởng của Tiểu Đoàn 5 Nhẩy Dù.

Ngay khi ra vùng 1, Tướng Trưởng đă cho thiết lập Trung Tâm Truyền Tin để ông có thể ra lệnh trực tiếp cho các giới chức quân sự cao cấp như Bộ Tư Lệnh Không Quân Chiến Lược B-52 tại căn cứ Utapao bên Thái Lan, Bộ Tư Lệnh Hải Đội của Hoa Kỳ tại vùng biển VN, các đơn vị Không Quân của Hải Quân đóng trên các Hàng Không Mẫu Hạm, Sư Đoàn TQLC/VN, Sư Đoàn Nhẩy Dù, các Liên Đoàn Biệt Động Quân, Lữ Đoàn 1 Thiết Kỵ, các tiểu đoàn Pháo Binh Diện Địa cũng như Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 101 của Pháo Binh 175 ly. (Chú thích của người viết: liệt kê dài ḍng như vậy để cho thấy Trung Tướng Trưởng đang điều quân cấp liên Quân Đoàn của Liên Quân Đồng Minh).

Đại Tá Dư Quốc Đống giữ chức Tư Lệnh Nhảy Dù thay thế Thiếu Tướng Cao Văn Viên để giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn 3 từ 1965, ông thăng chức Chuẩn Tướng vào năm 1966 (khi đó Đại Tá Ngô Quang Trưởng c̣n giữ chức Lữ Đoàn Trưởng của Nhẩy Dù). Ngay từ 19-6-1965, Tướng Lê Nguyên Khang đă nắm giữ Tư Lệnh Quân Đoàn kiêm nhiệm Tư Lệnh TQLC. V́ vậy khi ra miền Trung nắm giữ Tư Lệnh Quân Đoàn 1, Bộ Tổng Tham Mưu đă thay thế 2 ông Tướng có thâm niên công vụ cao hơn Tướng Trưởng để ông dễ chỉ huy 2 đại đơn vị Nhẩy Dù và TQLC. Sự thay thế đó là Đại Tá Lê Quang Lưỡng giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn Dù và Đại Tá Bùi Thế Lân giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC, cả 2 ông Tư Lệnh mới này đều tốt nghiệp Khóa 4 Trường Bộ Binh Thủ Đức và chưa có thâm niên công vụ cấp Tướng Lănh.

Quyển sách Quân Sử của TQLC/VNCH cũng đề cập đến khả năng ghê gớm và hiệu quả của hải pháo đặt trên các tàu chiến tiếp cận bờ biển Quảng Trị đă bắn yểm trợ TQLC/VNCH. Đây là loại vũ khí mà các tướng lănh của Bắc Việt không biết tới. Họ đă điều động nhiều súng pḥng không để kiềm chế các máy bay của Không quân, nhiều đơn vị mang hỏa tiễn AT-3 để khống chế chiến xa của ta, dùng đại bác 130 ly tầm xa 32 km bắn cường tập vào mục tiêu để đè bẹp pháo binh ta. Nhưng không có đơn vị nào trang bị hỏa tiễn ĐỊA đối HẢI để đẩy lui các chiến hạm của Hoa Kỳ ngày đêm pháo kích vào các căn cứ của Cộng quân! Điều này cũng dễ hiểu v́ quân đội Liên Xô và Trung Cộng không có kinh nghiệm nào về hải pháo và cũng chưa bao giờ tham chiến với mô thức chiến trận này. Suy ra, nếu có tác chiến trực tiếp với Hoa Kỳ th́ bộ binh Trung Cộng hay bộ binh Liên Xô cũng sẽ chịu tổn thất nặng nề y như quân đội Bắc Việt vậy thôi.

Người viết gọi Cổ Thành Quảng Trị là cái RỌ, v́ chiều tối 01 đại đội quân Bắc Việt vượt sông chui vào tăng cường cho quân trú pḥng, nhưng không chịu nổi hỏa lực của Hải Pháo, nên sáng hôm sau phải rút ra. Làm một bài tính, khi vào khoảng hơn 100 người mà khi rút ra, đại đội chỉ c̣n khoảng 7-8. Nhà báo Huy Đức trong quyển Bên Thắng Cuộc tính nhẩm đă có hơn 10,000 chiến binh Bắc Việt bỏ mạng, bỏ xác tại Cổ Thành (thành phần này đa số là sinh viên học sinh của thành phố Hà Nội).

Nhiều người VN, kể cả người viết bài, đều không hiểu đấu pháp của Tổng Thống Nixon. Và cũng v́ vậy phía bên cộng sản VN đă chịu tổn thất nhân mạng lên tới 3 triệu lính. Tháng 11/1968, cá nhân người viết cùng với người bạn chạy lên Ṭa Đại Sứ Mỹ ở đường Thống Nhất xem diễn biến bầu cử giữa 2 ứng cử viên Humphrey của Đảng Dân Chủ và Nixon của Đảng Cộng Ḥa. Chúng tôi thở phào khi ứng cử viên Nixon chiến thắng và lầm tưởng Chính Phủ Nixon sẽ yểm trợ VNCH chiến thắng Bắc Việt. Đó là một sự lầm lẫn to lớn v́ sau này mới hiểu ra là Nixon cần chiến thắng ngôi vị Tổng Thống Hoa Kỳ để “rút quân về nước”.

Nixon ra lệnh cho Melvin Laird – Bộ Trưởng Bộ Quốc Pḥng lập kế hoạch rút quân dưới cái tên Việt Nam Hóa Chiến Tranh. Cuối năm 1971, toàn thể Lục Quân Hoa Kỳ trú đóng tại phần đất VNCH đă lên đường về nước. Cấp lănh đạo Bắc Việt tưởng là ngon ăn nên phát động 3 mặt trận Trị -– Thiên, Kontum và B́nh Long - An Lộc nhưng thất bại cả 3 mặt trận. Lănh đạo VC tưởng rằng nhân dân Hoa Kỳ sẽ không bỏ phiếu cho Nixon v́ Kế Hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh thất bại. Thực tế, trong cuộc bầu cử 1972, Tổng Thống Nixon đạt được thắng lợi trên 49 tiểu bang v́ ông chủ trương rút quân từ từ chứ ông không “bỏ chạy” như ứng cử viên Đảng Dân Chủ là Thượng Nghị Sĩ Mc Govern chủ trương.

Người viết không có bất cứ lời than phiền nào đến các vị lănh đạo của VNCH v́ chúng ta bị Bắc Việt xâm lăng, chúng ta bắt buộc phải chiến đấu để bảo vệ đất nước của chúng ta, bảo vệ nhân dân và gia đ́nh thân thuộc của chúng ta. Chính phủ Nixon giúp chúng ta chiến thắng trận Quảng Trị năm 1972 là để “mua thời gian” không cho cộng quân chiếm VNCH trong năm 1972. Hoa Kỳ là một quốc gia lớn, có nhiều việc cần phải làm, Hoa Kỳ không thể bị sa lầy tại Việt Nam cho nên bỏ rơi VNCH cũng là cách làm cho chiến tranh Việt Nam phải chấm dứt.


Viết xong tại San José, ngày chủ nhật 12 tháng 2 năm 2017
Trần Trung Chính

florida80 11-20-2018 03:30

:mad::mad:họp CEO of VIETSN.....

hoanglan22 11-20-2018 03:43

1 Attachment(s)
Quote:

Originally Posted by florida80 (Post 3544379)
:mad::mad:họp CEO of VIETSN.....

florida80 làm mắc cười quá !!!!!!!!!!!!Nếu dịch chữ tắt này ra ...th́ càng té lăn cười

CEO = chết em ơi ..thôi kế tiếp không dám nói luôn

hoanglan22 11-20-2018 03:56

Khóc Bạn
 
(Cái chết của một Bác sĩ)

Dưới đây là một trích đoạn trong Hồi kư của chúng tôi. *
“…Huế, những ngày tháng 3 năm 1975. Căn cứ Giạ-Lê, Tổng Hành Dinh Sư-Đoàn 1 Bộ-Binh. Tại đơn vị Tiểu-Đoàn 1 Quân-Y, Bác-sĩ Bùi Hữu Út, Tiểu đoàn trưởng đi họp ở Bộ Tham Mưu Sư-Đoàn, tôi tạm thay thế để điều động đơn vị dù chưa chính thức bổ nhiệm Tiểu-đoàn-phó.

Điện thoại reo, Hạ sĩ quan Quân cảnh ở cổng Bộ Tư Lệnh báo là có một Bác sĩ Thủy Quân Lục Chiến muốn vào gặp tôi, chưa rơ là ai, nhưng nghe Bác sĩ quân y, tôi vui mừng mời vào. Trong khi chờ đợi, tôi thầm đoán có lẽ đây là vị Bác sĩ TQLC đă từng dẫn toán quân y của anh đến cùng làm việc với toán của tôi trong mấy cuộc hành quân phối hợp Việt-Mỹ vào những năm 71, 72 tại 18th Surgery Hospital của Quân đội Hoa-Kỳ tại Ái-Tử Quảng-Trị. Đến khi gặp người Bác sĩ trẻ và lạ, tôi hơi bỡ ngỡ, Bác sĩ Giang tự giới thiệu khi bắt tay tôi. Trong khi mời uống nước, tôi ṭ ṃ hỏi Giang :
- Làm sao Giang lại biết tôi ?
- Tôi nghe một số đàn anh bên Nhảy Dù nói anh là tay đàn guitare Classique điêu luyện và chơi cả Flamenco nữa, nên tôi t́m đến xin anh cho thưởng thức.
- Thế anh Giang thích bài nào? Tuy trong t́nh trạng chiến tranh nầy tôi vẫn rất sẵn sàng làm vui ḷng bạn mộ điệu.
- Tôi nghe bác sĩ Nguyễn Mạnh Tiêu nói anh chơi bản Romance hay lắm, tôi có nghe Đỗ Đ́nh Phương độc tấu Guitare bài nầy qua radio, nhưng lại không có đoạn Introduction.
- Đúng vậy, tôi may mắn có đoạn Introduction do Vincent Gomez soạn, bản in từ Paris và ông ta ghi đề bản nhạc là Jeux Interdits cùng với chữ “Romance d’Amour” trong dấu ngoặc đơn.
- Thế chắc anh học trường nhạc từ lâu ?
- Không, thật ra tôi chẳng học trường nhạc nào cả, từ 11 tuổi, tôi tự học guitare theo sách Caruly và Léo Laurant, gia đ́nh tôi đều chơi nhạc.
Giang ngồi chăm chú, vừa nghe vừa theo dơi từng ngón tay của tôi, dứt bản đàn, Giang c̣n yêu cầu tôi chơi lại đoạn introduction.
- Có dịp, tôi sẽ chép lại cho anh đoạn nhạc nầy, Giang cũng chơi Guitare ?
- Không, tôi không biết đàn, nhưng biết thưởng thức nhạc.
Trong câu chuyện khi hỏi về gia đ́nh Giang cho biết anh c̣n mẹ và hai em ở Sài-G̣n, Giang c̣n thổ lộ với tôi rằng anh rất mong được phép về thăm nhà dù ḿnh mới bổ dụng ra đơn vị không bao lâu. Lần đầu gặp gỡ tôi đă cảm thấy mến Giang lạ lùng, dù trong bộ quân phục rằn ri, Giang vẫn toát ra một tính chất nho nhă, hiền lành và lăng mạn. Giang và tôi lại cùng một cảnh ngộ chỉ khác là vợ con tôi đang lánh nạn tại Đà-Nẵng xa vùng chiến tuyến đang ác liệt, người yêu của Giang th́ ở măi tận Sàig̣n.
- Và bây giờ, ḿnh chơi bản nầy tặng cậu nhé, bản Letter à Elize (Fur Eliz) của Beethoven, chắc Giang biết bài nầy ?
- Vâng, vâng, xin anh ! Tôi có nghe bản nầy nhưng với đàn Piano, và… tôi lại có kỹ niệm đẹp qua bài nầy.
Rơ ràng Giang đang lắng hồn trong ư nhạc của Beethoven viết khi chờ đợi Elize, cô học tṛ dương cầm mà ông yêu. Ngưng đàn, tôi khẽ hát: “Au dernier rayon du solei dort…”Nhạc đă dừng nhưng Giang vẫn c̣n ngồi im thả hồn về đâu, mắt anh chớp chớp, tôi nghĩ là anh đang nhớ nhà, nhớ người yêu…Thật ra, lúc đó, bên ngoài xa vẫn vang vọng tiếng hỏa tiển 122 ly của Việt-Cộng đang nả vào ṿng đại căn cứ Sư-Đoàn 1.
Một lúc sau, Giang ngẩng lên nh́n tôi, thoáng ngượng ngùng, anh kéo chiếc ghế đang ngồi để phá tan không khí im lặng đó, chính tôi cũng tự trách ḿnh đă để âm nhạc du ḷng người bạn trẻ mềm yếu và buồn nhớ, dù chỉ là nhất thời. Tôi lại cầm đàn và răi hợp âm Mi trưởng thật ḍn khởi đầu cho bản nhạc Flamenco
“Los Sitios Di Zarogoza” với thể điệu hành khúc hùng tráng, bản nhạc dài 8 phút, chấm dứt thật mạnh và dứt khoát. Giang đứng phắt dậy, hai tay gh́ chặt bàn tay tôi :
- Anh Định ! Phải thành thật mà nói là… tuyệt ! Cảm ơn anh rất nhiều ! Mong lần khác đến thăm anh và sẽ được nghe anh đàn nữa, bây giờ tôi phải đi, phải ra tận Quảng-Trị.
- Vâng, khi khác vậy. Giang đi nhé ! À, có dịp gặp bác sĩ Trương Thanh Trừng, cũng TQLC, nhờ cậu nói là ḿnh gởi lời thăm, Trừng là bạn học rất thân với ḿnh.

* Chiến cuộc ngày càng xấu đi cho QLVNCH, thật sự, có nhiều đơn vị uất ức v́ chưa được đối đầu với địch mà lệnh trên buộc rút lui để rồi hai tỉnh phía bắc đèo Hải-Vân gần như bị Việt-Cộng khống chế trong thời gian ngắn vào cuối tháng 3-1975. Đêm 25 tháng 3, đêm cuối cùng của Huế Tự-Do diễn ra ở băi biển Thuận-An, một đêm hỗn loạn cả quân và dân, và không ngờ đêm đó Giang cũng ở Thuận-An mà tôi không được gặp.*…
Thời gian hơn 1 năm lao động khổ sai ở trại 1 Ái-Tử Quảng-Trị, tôi không biết có Giang ở trại 3. Tổng trại tù Ái-Tử có 5 trại, trại 1 giam các Sĩ quan từ cấp Đại-úy đến Trung-tá, trại 2 cho cấp Sĩ quan Chuẩn-úy và Thiếu-úy, trại 3 và trại 4 giam các Sĩ quan cấp Trung úy và trại 5 dành cho Hạ-sĩ-quan, Binh-sĩ, Địa-Phương quân, Nghĩa quân cùng anh em Chiêu-Hồi (Quân VC về với VNCH), mỗi tiểu trại cách nhau chừng vài cây số đường đồi núi. Mỗi tiểu trại chứa trên 500 tù binh, ban giám thị mỗi trại giam gồm chừng 30-50 bộ đội, tất cả đều trực thuộc Đoàn 76. Họ cũng tổ chức ban y-tế cho tù binh thuộc từng tiểu trại, nhưng chỉ chọn các y tá sơ cấp hoặc nhân viên hành chánh Quân y; c̣n tất cả Bác sĩ và Sĩ quan trợ y đều bị đưa đi lao động khổ sai. Đặc biệt ở trại 3 có vài Dược sĩ và Bác sĩ được đưa vào toán Đông-Y đi rừng hái lá, đào rễ, bới củ về làm thuốc; trong số đó có dược sĩ Lê Bá Thuận và Bác sĩ Vũ Đức Giang. Ban quản lư tổng trại giam Ái-Tử với cái tên Đoàn 76 và trạm xá là 2 cơ sở cạnh tiểu trại 3, chỉ các nhau 10 phút đi bộ qua mấy ngọn đồi, vùng nầy gồm toàn những đồi tranh và lau lách. Trạm xá Đoàn 76 gồm một số nhà tranh vách đất trên sườn đồi thoai thoải, phần lớn trạm xá dành cho bệnh nhân bộ đội với khoảng 20 bộ đội đăm trách và kiêm việc kiểm soát trạm xá nhỏ dành cho tù binh. Họ có một bác sĩ, vài y tá và một nửa căn nhà làm kho thuốc. Trạm xá của tù binh chỉ gồm vỏn vẹn một nhà nhỏ với 4 giường cho bệnh nhân tù binh từ các tiểu trại đưa đến, nếu là bệnh nặng, có 3 tù binh trong đó chỉ có một người là y tá sơ cấp và hai người thuộc hành chánh Quân y được chọn coi sóc thuốc men và ăn ở cho bệnh nhân tù ngoài ra c̣n đảm trách những việc trồng trọt, chăn nuôi và sai vặc cho bộ đội nữa.

Tháng 5 năm 1976, một hôm bị bệnh, tôi được sung vào toán “Lao động nhẹ”, “nhẹ” nghĩa là vượt 7 cây số đường núi đồi từ tiểu trại 1 đến trạm xá Đoàn 76 để cuốc cỏ tranh xung quanh các nhà nơi đây. Sau giờ ăn trưa, được nghỉ ngơi nửa giờ, tôi nằm dài trên đất dưới mài hiên một nhà nào đó để mong được hưởng hơi mát từ đất, dưới ngọn nắng gay gắt, chói chang và gió Nam Lào hừng hực tôi thiếp đi trong mệt mơi.
Tôi được đánh thức giậy bằng mấy cái đá nhẹ vào đùi, bừng mắt thấy một cán binh bộ đội sừng sững nh́n tôi.
- Anh là Định ? Theo tôi vào làm việc !
Tôi bàng hoàng chẳng biết ḿnh có làm điều ǵ sai phạm để phải bị “làm việc”, mọi tù binh đều rất sợ chữ “làm việc” v́ có nghĩa là bị thẩm vấn, tra hỏi về vấn đề ǵ không tốt cho ḿnh. Theo người cán binh bộ đội vào nhà, không khí bên trong mát dịu làm tôi tỉnh táo, tôi thầm nghĩ :
- Mang thân phận tù là tận cùng rồi th́ c̣n sợ cái quái ǵ nữa ?
Một người bộ đội đứng tuổi với phong cách như là vị Chỉ huy nh́n tôi không có vẻ ǵ ác cảm, giọng nhẹ nhàng làm tôi khá bở ngỡ, ông ta hỏi tôi :
- Anh là Bác sĩ bên đối tượng ? Anh phẩu được ?
Bộ đội Cộng sản dùng từ “đối tượng” để chỉ tù binh và từ “phẩu” nghĩa là giải phẩu.
Tôi gật đầu :
- Thưa, tôi là Bác sĩ giải phẩu.
- Có một anh bị tai nạn lao động, cần anh vào xem.
Thế là với bộ áo quần tù lem luốc, tôi được hướng dẫn đi rửa tay. Một y tá bộ đội giọng ra lệnh :
- Rửa tay thật kỹ vào ! Không có bao tay (Gloves) đâu.
Tôi đang rửa tay, anh y tá bộ đội quấn lên đầu tôi một mảnh vải thay thế mủ trùm đầu, rồi dùng một chiếc khăn vuông gấp chéo, quàng quang mặt tôi, gọi là mask. Lúc đó trông tôi chắc là giống mấy tay Cowboys trong phim Western. Một gian nhà tranh vách đất nhỏ được gọi là pḥng mỗ với bên trong được bọc kín bằng một loại vải mùng, nền là những tấm ghi sắt sân bay ghép lại. Tôi đă giải quyết cho một anh tù binh trẻ thuộc tiểu trại 2, tên Huấn, cấp bực Chuẩn úy bị tai nạn lao động do cuốc phải đầu đạn M72. Bác sĩ bộ đội và toán giải phẩu của ông ta định cắt bỏ cánh tay trái của Huấn sau hơn 3 giờ không t́m được mạch máu bị cắt cũng như mănh đạn. Để chứng tỏ có nhân chứng xác nhận là họ đă tận t́nh cứu chữa nhưng không cách ǵ khác hơn là phải hy sinh cánh tay người tù trẻ, họ hỏi ư kiến anh Quư, một tù binh phục vụ trạm xá, anh ta bối rối không dám quả quyết một vấn đề quan trọng như vậy và anh đă đề nghị họ gọi tôi. 20 phút sau khi giải quyết xong trường hợp của Huấn, tôi c̣n phải mỗ thêm cho một anh tù binh khác cùng bị tai nạn do quả M72 nổ, anh nầy bị mănh đạn xuyên má bên trái, cắt ngang hai cái răng, mọi việc tốt đẹp, từ đó họ giữ tôi ở lại trạm xá, đây là điểm Y tế gọi là cao nhất và là cuối cùng cho anh em bệnh nhân tù. Càng ngày, vùng khai hoang càng nới rộng, số anh em tù bị đẩy đi lao động khổ sai càng gặp nhiều tai nạn; phần lớn là do bom, ḿn, đạn dược vung văi khắp những nơi mà trước đây là vùng giao tranh ác liệt. Với một số ít dụng cụ y khoa sản xuất tại Trung Quốc, điều kiện thuốc men hạn chế, pḥng ốc thiếu vệ sinh…, tôi phải giăi quyết mọi trường hợp mỗ lớn y như là một Bệnh viện. Trên nguyên tắc, trạm xá tù chỉ điều trị cho tù binh mà thôi, nhưng khi dân chúng quanh vùng gặp những trường hợp cấp cứu, phía bộ đội lại giao cho chúng tôi giải quyết, có người đă được chúng tôi mỗ nối ruột non và tạo hậu môn nhân tạo - Artificial anus. Ngay cả phía bệnh nhân bộ đội, có nhiều người đă yêu cầu tù binh chúng tôi giải phẩu cho họ, để giữ an toàn, chúng tôi đă tế nhị đ̣i hỏi họ viết tờ cam đoan với sự xác nhận từ Bác sĩ bộ đội của họ là sẽ không làm khó dễ toán y tế tù nếu xẫy ra những điều bất như ư hoặc tai nạn khó lường trong giải phẩu. Tôi c̣n yêu cầu họ đóng một bàn mỗ theo bản vẽ thiết kế của tôi, c̣n về thuốc men cho tù binh ở trạm xá cũng như các tiểu trại, tôi cũng xin được bổ túc thêm, nhất là dành cho cấp cứu tại chỗ. V́ nhu cầu y tế ngày càng tăng, tôi đă đề nghị bác sĩ bộ đội cho chúng tôi thêm nhân sự, được chấp thuận, tôi viết danh sách gồm nhiều bác sĩ và sĩ quan trợ y ở khắp các tiểu trại, và họ đă chọn những người từ tiểu trại 4 trong đó có BS Trương Ngọc Hiền, thuộc TQLC và BS Nguyễn Văn Thông, Bộ Binh, cùng với 3 Sĩ quan trợ y là các anh Lê Như Thành, Nguyễn Văn Tường, Lê Văn Đàn; những Sĩ quan trợ y nầy trước đây là những Trung đội trưởng trong Đại đội Quân y do tôi làm Đại đội trưởng. Bam giám thị trạm xá c̣n dựng một pḥng bệnh khá vững chắc có sức chứa 40 bệnh nhân tù và có cả pḥng ăn kế bên, số anh em tù từ các tiểu trại bị bệnh khá nặng đều được chuyển đến trạm xá chúng tôi. Một ngày trời mưa tầm tă và bắt đầu se lạnh của tháng 10 năm 1976, tôi đang viết danh sách số thuốc yêu cầu cho bệnh nhân tù th́ liếp cửa bật mở, BS Giang bước vào, người anh ướt đẫm từ đầu đến chân, anh vừa cười vừa rũ nước trên chiếc nón vải nặng trĩu.
- Hay quá ! Có anh ở đây !
Tôi rất mừng gặp bạn, nhưng sợ phạm phải tội liên lạc với người khác trại nên tôi vội bước ra ngoài nh́n qua lại xem có giám thị trạm xá thấy Giang vào đây không, không có ai qua lại, tôi yên chí cầm túi vải ướt đẫm nước của Giang vào nhà. Trong tất cả các trại giam thuộc Đoàn 76, trạm xá nầy là nơi độc nhất không có hàng rào kẽm gai vây quanh, nhưng chẳng tù binh nào dám trốn trại, v́ khắp vùng đều nhan nhản bộ đội và dân quân tuần tra nghiêm nhặt. Đưa khăn cho Giang lau mặt, tôi ái ngại nh́n bạn :
- Cậu đi đâu về mà ước đẫm thế nầy ?
- Em đi rừng đào củ Hà Thủ Ô, c̣n rộng th́ giờ, em vào đây nghe anh đàn.
Tôi kéo bếp than nóng để cạnh bạn và đưa trà nóng cho Giang, Tôi luôn có trà nóng nhờ bếp than dùng nấu Syringues và kim chích. Sau khi hít một hơi thuốc Lào dài, tôi cầm cây đàn Guitare. Tù binh chúng tôi chống lại với cái lạnh buốt tới xương của vùng rừng núi ẩm thấp của phía Tây Quăng-Trị nầy bằng cách hút thuốc lào một loại thuốc rẽ tiền nhất. Sau 30 tháng 4 1975, trong giấy tŕnh diện mà họ gọi là “Đi học tập cải tạo” có phần bị chú ghi “Trại viên nên mang theo dụng cụ thể thao, âm nhạc…”, điều đó làm cho mọi người nghĩ rằng thời gian “học tập” chắc sẽ chỉ vài ngày hoặc vài tuần. Sự thật th́ không phải học tập mà là đi tù và đơn vị thời gian không phải là ngày, tuần, tháng mà là năm hay chục năm. Biết bạn thích những bản nhạc nào, tôi đàn ngay, Giang ngồi sưởi ấm vừa nhấm nháp trà vừa nghe nhạc, sau khi chấm dứt bản nhạc Panpancuillo của Francisco Tarréga, Giang ung dung đặt chén trà xuống bàn :
- Bản nầy nghe âm hưởng như nhạc Nhật Bản, phải không anh Định ?
- Đúng vậy ! Giang c̣n nhớ bản nhạc Tranonto không ?
- Tiết tấu của bản đó hay thật, nhưng nghe buồn đến héo hắt, y như cái buồn của kẻ lưu đầy, của người mất nước.
Nghe lời b́nh phẩm của Giang qua giọng Bắc nhẹ nhàng đầy truyền cảm của anh, ḷng tôi se thắt chợt nghĩ đến thân phận tù đày hiện tại của ḿnh cũng như các chiến hữu thuộc mọi Binh chủng VNCH và kể cả toàn dân miền Nam đang sống trong một nhà tù rộng lớn. T́nh cảm giữa Giang và tôi ngày thêm mật thiết, chúng tôi trở thành đôi tri kỷ; từ đó, mỗi lần soạn thêm bản nhạc nào hoặc có bài ca nào mới sáng tác, tôi lại nhờ mấy bạn tù thân thiết nhắn Giang sang thưởng thức. Có lần, sau khi đă cẩn thận xem xung quanh không có ai, tôi khẽ hát cho Giang nghe đoạn nhạc mở đầu bài ca đang sáng tác :
“Huế ơi ! Huế ơi ! Em đă tắt nụ cười, Dưới cờ đỏ máu tươi, Xơ xác thân hao gầy, đói cơm xót xa từng ngày...”
Giang gật gù thích chí, rồi trang nghiêm xuống giọng :
- Nầy anh Định ! Anh đừng viết lời ca nầy ra trên giấy nhé !
Tôi thầm cảm ơn Giang đă lo lắng cho tôi, chúng tôi ngầm hiểu rằng nếu giám thị trại giam đọc được lời bài nhạc nầy, họ sẽ xữ tôi với nhiều tội danh, thế là tôi đă viết nhạc ra giấy c̣n lời th́ ghi khắc trong trí. Một đôi lần Giang rủ Dược sĩ Lê Bá Thuận cùng sang thăm tôi, tôi cố tránh không đàn những bản nhạc quá buồn gợi Giang buồn nhớ người thân. Trong hoàn cảnh tù đầy buồn tủi, uất hận, vợ con tôi thường xuyên bới xách thức ăn, thuốc men, nhất là với t́nh yêu chồng, thương cha của vợ con tôi đă là một hỗ trợ lớn lao cho tinh thần tôi được thoa dịu, người thêm sức sống, lại thêm người bạn tri kỷ về âm nhạc, thật là một an ủi lớn cho tôi.

Thế rồi, năm 76 qua đi từ hồi nào, xuân 77 đến, anh em tù binh náo nức về cái Tết Đinh Tỵ sắp đến, mọi tù binh bàn tán xôn xao v́ cứ mỗi dịp Tết Nguyên Đán, lại có một số người được phóng thích trước Tết. Anh em tù binh truyền miệng, thông báo cho nhau biết họ tên của những người khắp các tiểu trại giam được về với gia đ́nh, trạm xá có BS Hiền và BS Thông cùng được nhận giấy tha, trại 1 cũng có hai Bác sĩ được ra khỏi trại đó là BS Bùi Hữu Út, thiếu tá và BS Vĩnh Tráng, đại úy. Ban giám thị mỗi tiểu trại rất rơ về sự xôn xao trong số tù binh c̣n lại, họ sợ bất cứ những bàn tán, b́nh luận, truyền miệng nhau trong đám tù binh, từ đó có thể dẫn tới những bất măn rồi đi đến chống đối, mà họ gọi là “phản động”. Cá nhân uất ức có thể tự giăi quyết cho ḿnh bằng cách trốn tù hoặc tự sát. Những sự việc như vậy sẽ gây tiếng vang khắp các tiểu trại và lan ra đến dân chúng, bất lợi cho họ; điển h́nh là trường hợp anh Q., một Thiếu úy trẻ đă lớn tiếng chưởi bới, đả đảo Cộng Sản. Họ đă dàn cảnh để anh Q. đi đốn củi trong rừng sâu rồi bắn chết anh rồi phao tin là Q. trốn trại và bị dân quân địa phương bắn chết. Mấy ngày sau, dân chúng đi rừng phát giác xác chết của anh Q. với áo quần tù binh, họ mang về trao cho trại, thú rừng đă xâu xé gần hết cơ thể của người tù binh xấu số. Họ muốn dằn mặt, đe dọa tù binh bằng phương cách dă man đó, mặt khác, họ lại xoa dịu tù nhân bằng cách tổ chức những buổi sinh hoạt vui chơi, ca hát, ăn uống… hoặc bày ra những lớp học chính trị, buộc tù binh phải phát biểu, phê b́nh kiểm điểm bản thân và chiến hữu. Về sau, Dược sĩ Lê Bá Thuận kể lại chi tiết về những ngày gần cuối đời của BS Giang sau đợt phóng thích tù binh nhân dịp Tết. Giang c̣n ở lại trong tù anh chán chường thất vọng đến rũ rượi. Chiều 30 Tết, trong đội của Giang, mọi người đang ngồi gom lại trong một căn để sinh hoạt gần cuối lán, BS Giang cáo bệnh không ăn, anh nằm trùm chăn im lặng. Bạn bè vẫn nghĩ rằng Giang bệnh, để yên cho anh ngủ, khoảng một giờ sau, mọi người nghe Giang vùng mạnh trong chăn rồi ự, ự lên mấy tiếng. Dược sĩ Thuận, người vẫn nằm cạnh Giang chợt nghĩ có điều ǵ bất ổn cho Giang, anh vụt đứng giậy, chạy lại giật tấm chăn trên người bạn, mọi người cùng xúm lại, toàn thân Giang run lên, tay chân co quắp rồi từ từ duỗi ra bất động. Thuận lay mạnh vai bạn :
- Giang ! Giang ! Cậu làm sao vậy ?
Im lặng hoàn toàn, Thuận hốt hoảng :
- Ái ! Ái ơi ! Cậu xem Giang sao vậy nầy !
Nguyễn Đ́nh Ái, Y sĩ Trung úy trưng tập, cùng đơn vị với tôi. Ái giật chiếc ống nghe trên đầu nằm của Thắng, y tá trại 3, vừa nghe tim vừa t́m mạch trên cườm tay Giang. Không c̣n nhịp tim mạch. Thường ngày Ái rất nhỏ nhẹ, ăn nói từ tốn, lúc đó anh thét lớn :
- Adrénaline ngay !
Trong khi chờ đợi y tá sửa soạn thuốc, BS Ái bảo DS Thuận xoa bóp lồng ngực Giang c̣n ḿnh th́ dùng phương pháp Bouche à Bouche (Mouth by Mouth) mong cứu sống bạn. BS Ái chích Adrénaline trực tiếp vào cơ tim Giang và cùng DS Thuận tiếp tục làm cấp cứu hồi sinh, dù biết rằng nếu cứu được chỉ sẽ xẩy ra trong vài phút, nhưng BS Ái và DS Thuận vẫn cố cứu bạn suốt cả giờ. Vô vọng, hai người quỳ gối bên xác bạn, BS Ái gục đầu giữa đôi vai, tay buông xuôi, ră rời, DS Thuận th́ khóc như chưa bao giờ được khóc, bạn tù trong đội sững sờ, đứng im như những pho tượng. Một cảnh tang tóc thảm sầu. Gần 6 giờ chiều, trời đă nhá nhem tối, bên phía trạm xá Đoàn 76, cách trại 3 chỉ một ngọn đồi, tôi chẳng biết chuyện ǵ cho tới khi BS Phan Xuân Tín, trưởng trạm xá bộ đội hấp tấp t́m tôi.
- Định, theo tao qua trại 3 có việc gấp ! Mang theo túi cấp cứu !
Trên đường đi, người Bác sĩ bộ đội vắn tắc với tôi về sự việc một trại viên vừa chết, dường như là tự tử, vừa thấy tôi, DS Thuận nước mắt ràn rụa, chụp lấy tay tôi, giọng lắp bắp :
- Anh Định ! Giang đó…Vũ Đức Giang…chết rồi !
Như tiếng sét đánh ngang tai, tôi bổng thấy đầu óc thoạt trống rỗng, sửng sốt, rồi bao nhiêu h́nh ảnh Giang dồn dập chen chồng ập tới. Tôi theo chân DS Thuận đi về phía Giang, đứng yên nh́n người bạn trẻ im ĺm trong chăn phủ kín. Cả lán im lặng một thứ tịch mịch đến rùng rợn, tôi cố trấn tỉnh đảo mắt xung quanh t́m BS Ái, rồi đến bên anh dọ hỏi, Ái lắc đầu thiểu năo. Ông Tín dục :
- Anh Định ! Cố thử xem có làm được ǵ hơn không !
Tôi tin tài của BS Ái, biết chẳng c̣n ǵ cứu văn được nữa, nhưng vẫn đến ngồi bên Giang, lật chăn để nh́n bạn lần cuối. Tôi quan sát thấy đồng tử của người bạn xấu số đă hoàn toàn nở rộng. Thật hết rồi ! Tôi ghé sát miệng Giang và ngửi mùi hăng hắc đặc biệt ở những người tự tử bằng Chloroquine. Chống tay đứng dậy, tôi cảm thấy ḿnh yếu xuội hẵn đi. Tôi hỏi anh y tá của trại 3, anh nói nhỏ bên tai tôi :
- Mất đến mấy chục viên CP (Chloroquine - Primaquine).
Sau đó anh em trong lán mỗi người một tay lo phần cuối cùng cho người bạn tù, tôi đến xin BS Tín để được ở lại với Giang một lúc, ông ta gật đầu rồi bỏ ra ngoài. Nhà kế bên là nơi dành cho toán thợ rèn, vào dịp Tết nên lúc đó không ai làm việc, chúng tôi vào chung sức dọn dẹp đồ đạc để có một khoảng trống cho chiếc quan tài vừa đóng vội. Các bạn tù thân nhất của Giang và tôi mang xác anh ấy sang để cạnh quan tài, hầu hết anh em trong lán đều c̣n trẻ, chưa biết thủ tục liệm xác. Tôi nhờ một số anh nấu một nồi nước ấm rồi tắm rửa cho Giang, đang lau khô thân thể bạn, anh đội trưởng của lán mang lại đưa cho tôi một bộ quần áo tù mới tinh, anh nói :
- Ban giám thị vừa đem xuống cho anh Giang.
Tôi tần ngần, một ư nghĩ thoáng vụt qua, tôi đứng dậy kéo DS Thuận ra xa mọi người :
- Cậu t́m trong hành lư của Giang có bộ đồ trận nào không, ḿnh nhớ có lần Giang qua ḿnh chơi với bộ đồ trận.
Thuận vội vă đi và trở lại trao cho tôi một bộ áo quần Bộ binh VNCH của Giang với cả đôi vớ lính, Thuận hiểu ư tôi là không muốn Giang đă chết mà c̣n mang bất cứ cái ǵ thuộc về nhà tù theo với anh. Vừa mặc cho Giang, tôi thầm nghĩ như đang nói với bạn : “Nếu có bộ đồ TQLC mặc cho cậu th́ hay hơn, thôi đành vậy nhá ! C̣n lá cờ vàng ba sọc đỏ th́…bây giờ thật khó quá… Dù thế nào, cậu vẫn măi măi trong ḷng các bạn và chiến hữu” Thật may mắn cho tôi, vừa đặt Giang vào quan tài th́ BS Tín trở lại gọi tôi về lại trạm xá. Tôi c̣n dặn DS Thuận cố gắng có một bát cơm với một đôi đũa cắm lên cơm để cúng Giang, không có nhang và đèn cầy, nhưng bạn hữu trong lán mang đèn dầu tự tạo thắp xung quanh quan tài Giang sáng rực. Đứng trước quan tài chưa đậy nắp, nh́n người bạn trẻ tri kỷ vừa là đồng nghiệp lần cuối cùng, tôi chắp tay ngang ngực rồi vái Giang hai cái, nhưng trong trí tôi vẫn nghĩ ḿnh đang chào theo quân kỷ đối với một chiến hữu vừa nằm xuống. Ra đến bên ngoài tôi ngơ ư với BS Tín nói với ban giám thị cho anh em trong đội thay phiên nhau ngồi với Giang suốt đêm. Ông Tín có vẻ xúc động và hứa sẽ nói lại với ban giám thị trại 3 và ông đă giữ lời. Về sau, trong một nhà vệ sinh, tôi t́nh cờ đọc được tờ viết nháp “Bản Kiểm Điểm” của BS Tín gởi chính trị viên Đoàn 76, tên Hỷ, là bạn học cũ của ông Tín. Trong bản “Tự Kiểm” ông Tín nhận khuyết điểm v́ đă cho tôi ở lại trại 3 khá lâu, đủ th́ giờ để sắp xếp một buổi tẩm liệm mà họ gọi là trọng thể và vô t́nh tạo một sự tổ chức có quy củ trong hàng ngũ “Quân Đội Sài-G̣n” ngay trong trại tù, đó là điều họ rất lo sợ. Tờ mờ sáng mồng một Tết Đinh Tỵ, giờ đưa đám BS Vũ Đức Giang. Ban quản lư trại giam chọn một số ít tù binh không cùng một đội với Giang gánh quan tài anh ra khỏi trại. Nghĩa địa là một đồi cao với lau lách và cỏ tranh vây quanh; ở đó đă có sẵn hai nấm mồ, một là của Trung úy V. thuộc trại 3, anh nầy đă bị giám thị tù đánh chết và phao tin là V. thắt cổ tự tử trong hầm biệt giam; mộ thứ nh́ là của Đại úy Đ.R. thuộc trại 1, chết v́ một tai nạn do chính anh gây nên. Trong 3 ngôi mộ, chỉ có ngôi của Giang được bạn tù trong toán thợ rèn làm một bia mộ bằng một tấm kẽm đục thủng lỗ thành hàng chữ với họ, tên cũng như ngày tạ thế của BS Giang.

Mấy tháng sau, một buổi chiều đầu Thu, ban quản lư Trạm xá gọi tôi hướng dẫn thân nhân của BS Giang từ Sàig̣n ra thăm mộ. Họ căn dặn tôi không được tiết lộ mọi tin tức về cái chết của Giang. Một người bộ đội quản lư cầm súng đi kèm tôi. Sau khi chỉ ngôi mộ của Giang, người bộ đội ra dấu bảo tôi đứng xa hai người phụ nữ, tôi tần ngần một lúc rồi đến chào mẹ và người yêu của Giang xong bước về hướng Trạm xá, đứng ẩn trong đám cỏ tranh cao quá đầu người. Cả hai người phụ nữ đều gầy, mẹ của Giang tóc đă xám bạc cả đầu với chiếc khăn nhung đen vấn theo lối đặc biệt của đàn bà miền Bắc, đôi vai khẳn khiu trong bộ áo quần màu trắng ngà lấm tấm bụi đất đỏ; đôi mắt đờ đẫn mờ đục trong khuôn mặt khắc khổ hằn rơ nét đớn đau vô bờ bến của người mẹ mất đứa con trai tài danh và hiền lành. Cô gái hăy c̣n trẻ lắm, đôi mắt đỏ hoe, nước mắt nhạt nḥa trên má, chảy dài xuống cằm rồi lă chă xuống chiếc áo dài trắng, đôi cánh tay nhỏ quàng qua quai chiếc nón lá Huế, hai bàn tay siết vào nhau cố gh́ lại những cơn nấc rung cả người. Nắng chiều gần tắt, từng đám hoa tranh trắng nuốc hiện rơ trên nền trời pha sắc tím hồng phất phơ trong gió, khói nhang lam nhạt là đà bay vờn quanh hai người phụ nữ bên nấm mồ Bác sĩ Giang uất nghẹn dâng tràn. Đôi bàn tay gầy g̣ của mẹ Giang lần ṃ trên đất sơi đỏ như đang vuốt ve thân thể của đứa con trai yêu dấu. Vị hôn thê của Giang t́ cằm trên hai gối bó chặc trong ṿng tay, nh́n cḥng chọc nấm mồ với gió chiều vun vút qua hàng chữ đục thủng trên tấm bia bằng nhôm. Trời đă ngă sang màu xám, bó nhang trên mộ đă tắt ngấm từ lâu, hai người phụ nữ ră rời chống tay đứng dậy, họ trầm ngâm một lúc trước mộ của Giang rồi chậm răi quay lưng, ra đến khoảng đường đất đỏ, hai người c̣n mấy lần quay lại nh́n lại chốn đau thương vô cùng ấy. Người bộ đội dẫn đường cho hai người ra lối cũ về trục lộ chính, tôi c̣n đứng lại bồi hồi nh́n quang cảnh đồi tranh với ba nấm mồ, riêng trên mộ của Giang, cô gái c̣n để lại chiếc nón lá nằm nghiêng với chiếc khăn tay trắng đẫm nước mắt cột chéo vào giăi nón màu xanh lơ.
- Sao trên đời nầy c̣n có cảnh bi thương đến như thế ?!
Đó là chứng tích buồn đă gây xúc động trong ḷng mọi người qua lại chốn nầy, riêng tôi, cảnh chiếc nón lá của vị hôn thê đặt trên mộ người yêu c̣n gây ấn tượng mạnh hơn cả cảnh bi hùng với chiếc súng gắn lưỡi lê cắm lên vùng gió cát, treo đong đưa chiếc nón sắt đă hoen rĩ từ lâu theo cát bụi và thời gian của người lính đă giă từ vũ khí.

Hoàng Thế Định

cha12 ba 11-20-2018 04:22

Quote:

Originally Posted by florida80 (Post 3544379)
:mad::mad:họp CEO of VIETSN.....

Quote:

Originally Posted by hoanglan22 (Post 3544385)
florida80 làm mắc cười quá !!!!!!!!!!!!Nếu dịch chữ tắt này ra ...th́ càng té lăn cười

CEO = chết em ơi ..thôi kế tiếp không dám nói luôn

:hafppy::hafppy::haf ppy:
CEO= Cu Sồ Ép Ôm....

cha12 ba 11-20-2018 04:45

Quote:

Originally Posted by hoanglan22 (Post 3544388)
(Cái chết của một Bác sĩ)


Hoàng Thế Định

phụ họa bài viết:

cha12 ba 11-20-2018 16:38

Tin vui cho chủ thớt Trang của Lính
Đă có tín hiêu từ MOD
http://vietbf.com/forum/showthread.p...39#post3544439

florida80 11-20-2018 18:48

Quote:

Originally Posted by cha12 ba (Post 3544655)
Tin vui cho chủ thớt Trang của Lính
Đă có tín hiêu từ MOD
http://vietbf.com/forum/showthread.p...39#post3544439

Quote:

Originally Posted by hoanglan22 (Post 3544385)
florida80 làm mắc cười quá !!!!!!!!!!!!Nếu dịch chữ tắt này ra ...th́ càng té lăn cười

CEO = chết em ơi ..thôi kế tiếp không dám nói luôn





Chúc mừng 2 Mod của forum Trang lính
thiệt 2 chú nầy chơi chữ quá ... Cho cháu xin bái phục

Love .. Đừng chọc cháu quá . Cháu sẽ o vào thăm nữa đâu.....


All times are GMT. The time now is 08:07.
Page 2 of 20
1 2 34512 Last »

VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2005 - 2025
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2025 DragonByte Technologies Ltd.

Page generated in 0.18753 seconds with 8 queries